PHỤ NỮ, ĐỨA TRẺ CÓ TRÁCH NHIỆM NHẤT TRONG NHÀ

TÀI LIỆU CHUYÊN GIẢI NGU CHO CON GÁI (CLICK)
XEM VID PREMIUM CỰC HAY MIỄN PHÍ
NGƯỜI MỚI NÊN ĐỌC
ỦNG HỘ KEODAU.NET

Bởi . I

Mới nghe thì có vẻ như điều này là một cái gì đó xúc phạm đến trí tuệ của mày khi nói rằng một người phụ nữ trưởng thành là một đứa trẻ tuổi teen. Sao mà như thế được? Phụ nữ cũng trưởng thành như đàn ông mà đúng không? Khi họ chạm mốc 30 hoặc 40 tuổi, họ cũng sẽ hành xử như cách một người đàn ông 30 – 40 hành xử mà, đúng không? Thực ra, có nhiều chứng cứ chứng minh điều ngược lại. Có thể đàn ông có niềm tin thâm căn cố đế rằng phụ nữ cũng trưởng thành giống như mình (suốt cuộc đời) bởi vì trong thời gian đầu của cuộc đời, phụ nữ trưởng thành nhanh hơn đàn ông.

“Cái gì càng hoàn hảo và cao quý thì luôn chậm hơn và đi sau trong việc trưởng thành. Rất ít đàn ông chạm được sự thành thục trong khả năng lập luận và tinh thần trước năm 28 tuổi, đàn bà thì đạt được lúc 18 tuổi, nhưng của cô ta vô cùng hạn hẹp. Đây là lý do tại sao phụ nữ mãi mãi là những đứa trẻ trong suốt cuộc đời, bởi vì họ chỉ nhìn được những thứ nằm ngay trước mắt, những thứ ở hiện tại, họ chỉ nhìn thấy được bề ngoài của một vật và cho đó là hiện thực và họ ưa thích những thứ tầm thường vặt vãnh hơn là những thứ quan trọng.”

-Arthur Schopenhauer, On Women (1851)-

Lý do mà phụ nữ trưởng thành nhanh hơn đàn ông không phải là một thứ gì đó mà họ đáng để tự hào, mặc cho họ có vẻ tận hưởng việc nói về thứ ấy như nào. Như đã nói trong bài “Mày chỉ là một công cụ” (You are just a tool), thứ thật sự khiến họ phải trở nên như thế là vì tính sinh học của người mẹ và bản năng chăm sóc cho con mình. Họ trưởng thành nhanh hơn đàn ông là bởi vì một khi họ có đủ khả năng sinh sản sau khi dậy thì, họ phải có được tiềm lực tinh thần để chăm sóc cho những đứa trẻ mà họ sinh ra. Mày có tìm đỏ mắt cũng không ra được giống loài nào trong tự nhiên sinh sản ra đời sau mà không có tiềm lực để chăm sóc cho chúng.

Điều này không chỉ thể hiện ở chỗ hông lớn để sinh sản, vú để có sữa, nhưng cũng ở chỗ thành thục của tinh thần để có thể cung cấp những chăm sóc cơ bản nhất cho những đứa nhỏ. Nếu để ý mày sẽ thấy rằng trong xã hội hiện đại của chúng ta, khi những trẻ nữ chạm mốc 12 tuổi thì chúng sẽ bắt đầu thích đóng vai người mẹ chăm sóc em bé và xa hơn một chút thì người lớn sẽ tin tưởng mà giao những đứa nhỏ để chúng săn sóc. Điều này đơn thuần trùng hợp với bản chất sinh học của người nữ, khi con gái trưởng thành đủ để có thể sinh sản, tinh thần của nó cũng sẽ phát triển song hành cùng với thể chất.

Sự khác biệt giữa nam và nữ là trong khi phụ nữ thành thục nhanh hơn đàn ông, tất cả sẽ ngừng khi họ 18 tuổi, như Schopenhauer đã quan sát. Trong khi đàn ông tới 28 tuổi mới bắt kịp phụ nữ, nhưng sau đó họ sẽ tiếp tục trưởng thành – suốt cuộc đời. William James đã mô tả quá trình trưởng thành này trong sách Prrinciples of Psychology:

“Chúng tôi đã quan sát sự khác biệt chính giữa người nam nói chung và người nữ nói chung. Một người nữ trẻ ở tuổi 20 phản ứng với trực giác nhanh nhạy và sự an toàn trong mọi tình huống mà cô ta được đặt vào. Thứ cô ta thích và không thích được hình thành, các quan điểm của cô ấy sẽ giữ nguyên như vậy từ đó cho đến hết cuộc đời. Tính cách của cô ấy đã hoàn thiện ở mức căn bản rồi. Một chàng trai ở tuổi 20 hoàn toàn thấp kém khi so sánh với cô ấy ở những khía cạnh này. Tính cách của anh ta vẫn còn ‘’sền sệt’’, chưa có hình hài ổn định, giống như kiểu cố gắng trong vô vọng về mọi hướng. Anh ta cảm nhận được sức mạnh của bản thân nhưng lại thờ ơ không biết được cách để biểu đạt nó. Khi so sánh anh ta với người chị em của mình thì anh ta là một thực thể chẳng có chút góc cạnh nào. Nhưng chính sự thiếu đi những xu hướng nhanh chóng trong não để thiết lập các chế độ cụ thể là điều kiện đảm bảo rằng, não của anh ta sẽ có khả năng cao hơn của người nữ. Sự vắng bóng của những chuỗi ý nghĩ được định trước là nền tảng để những nguyên tắc chung và các nguyên tắc phân loại nảy mầm, và bộ não của nam giới xử lý các sự vụ mới, phức tạp một cách gián tiếp dựa vào những thứ ấy. Bằng một cách mà phương pháp nữ tính như trực giác trực tiếp, ngưỡng mộ và nhanh chóng như cách nó thực hiện trong giới hạn không thể có hy vọng mà đối phó như thế”

-William James, Priciples of Psychology-

Nó giống như việc so sánh một chai rượu vang lên men trong vòng 3 tháng đựng trong hộp giấy và một chai Scotch yến mạch hảo hạng đã trải qua nhiều thập kỷ trong thùng gỗ sồi. Phụ nữ trưởng thành nhanh hơn đàn ông nhưng sẽ dừng việc trưởng thành vào năm 18 tuổi, điều này biến họ trở thành đứa trẻ tuổi teen có trách nhiệm nhất trong gia đình. Thật thú vị khi có nhiều người đàn ông quả quyết rằng họ bắt đầu hiểu được những thứ liên quan đến phụ nữ năm 27 hoặc 28 tuổi.

“Phụ nữ được trực tiếp thích ứng với việc hành động như y tá và những nhà giáo dục trong những năm tháng thơ ấu vì lý do đơn giản rằng họ trẻ con, ngờ nghệch và thiển cận – ngắn gọn thì họ là một đứa trẻ suốt cuộc đời, là cái gì đó trung gian giữa một đứa trẻ và một người đàn ông, đàn ông trong nghĩa chặt chẽ nhất của từ này. Hãy xem xét cách mà một người phụ nữ trẻ chơi đùa với trẻ con ngày qua ngày, hát cho nó nghe và nhảy múa với nó rồi hãy xem người đàn ông, với những mục đích tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, có thể làm gì trong vị trí của cô ta.”

-Arthur Schopenhauer, On Women-

Lý do mà phụ nữ dừng việc trưởng thành ở năm 18 tuổi cũng liên quan đến định mệnh sinh học của cô ta là một người mẹ và người chăm sóc cho những đứa trẻ. Như Schopenhauer nói rằng phụ nữ có thể chơi đùa cả ngày với bọn nhỏ và có thể tận hưởng điều ấy, trong khi người đàn ông có thể làm gì? Phụ nữ có nhiều cảm xúc hơn đàn ông. Xu hướng thiên về cảm xúc của phụ nữ liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ nuôi dưỡng trẻ mà tạo hoá đã gán cho họ. Trẻ nhỏ là một ví dụ, chúng giao tiếp chỉ bằng cảm xúc và mặc cho chúng có lớn lên một chút nữa thì phần nhiều những giao tiếp của chúng vẫn là thông qua cảm xúc. Người phụ nữ là trung gian giữa một đứa nhỏ và một người đàn ông, nói cách khác, phụ nữ là những thanh thiếu niên mới lớn.

Xa hơn, liên quan đến trạng thái cảm xúc của phụ nữ, chúng ta nên biết rằng cảm xúc và lý trí không thể tồn tại cùng một lúc. Càng biểu lộ cảm xúc nhiều thì càng ít suy nghĩ. Lấy ví dụ một người tham gia giao thông một cách bực bội, khó chịu; sự giận dữ đã che mờ tâm trí anh ta đến độ anh ta có thể thực hiện cách hành vi bạo lực, khi mà tỉnh táo hối hận lại thì sự đã rồi. Phụ nữ dùng nhiều cảm xúc hơn đàn ông, thế nên họ không thể dùng lý trí để dẫn dắt bản thân như đàn ông đâu.

CÁI GÌ CỦA TÔI LÀ CỦA TÔI VÀ CÁI GÌ CỦA ANH LÀ CỦA CHÚNG TA

Những ông chồng không hiểu được đây là bản chất của việc kết hôn sau một khoảng thời gian ư? Và hơn nữa, phải chăng đây chính là thái độ của một đứa thiếu niên trong gia đình đó sao?

Hãy nghĩ về một đứa thiếu niên với chiếc xe trong nhà, chiếc mà bố mẹ nó chi trả hết mọi chi phí, chúng nó nghĩ đó là chiếc xe “của chúng ta”. Nhưng cái ipod mà nó mua được với tiền lương sau một thời gian làm việc bán thời gian thì là “của nó”. Có phải mặc định rằng những gì của cha mẹ nó là “của chung” còn cái gì mà nó làm ra thì chỉ của riêng nó và một mình nó mà thôi? Đấy, đấy là hình ảnh của hôn nhân, là hình ảnh của cha mẹ nó trong cuộc hôn nhân đấy – người đàn ông sẽ làm việc cả đời để chi trả các hoá đơn và chu cấp cho gia đình, nhưng khi người phụ nữ có thể làm việc thì số tiền mà cô ta kiếm được là của riêng cô ta mà thôi. Số tiền đó của cô ta sẽ không đi vào cùng một chỗ mà tiền của chồng cô ta đổ vào, nhưng nó sẽ trở thành số tiền đặc biệt, số tiền của riêng cô ta.

(TÔI ĐANG CẢM THẤY…)

Có thể mày đã được nghe câu nói : “Phụ nữ có đặc quyền để thay đổi ý kiến của cô ta…” Đây là thứ mà chúng ta thường bỏ qua như là một lời thoái thác dễ thương dành cho những hành vi của phụ nữ (mặc cho nó đôi khi sẽ gây ra những thiệt hại cho người khác), hãy nghĩ về khoảnh khắc mà điều này tương đồng với hành vi của những đứa trẻ và những đứa thiếu niên. Hỏi một đứa nhỏ rằng nó muốn làm gì khi lớn lên, nó sẽ bảo là nó muốn làm lính cứu hoả, rồi một tuần sau nó sẽ nói là nó muốn làm phi hành gia…. Những người trẻ sẽ như vậy từ lúc nhỏ, đến khi học cấp ba rồi đến đại học – nơi mà chúng sẽ thay đổi ngành học của chúng ít nhất một lần, chưa nói đến việc sau khi lấy bằng cử nhân, kế hoạch của nó có thể sẽ thay đổi một lần nữa…

Nếu tao là một phụ huynh và con tao nói rằng nó muốn làm bác sĩ, tao sẽ thêm ngay câu: “Con đang cảm thấy (con muốn làm bác sĩ)”, tao sẽ thêm đoạn đó vào trước mọi quyết định của đứa nhỏ ấy. Dĩ nhiên, tao sẽ không tin chúng 100% và bắt đầu sử dụng tài nguyên để nó làm bác sĩ, đơn giản vì chỉ sau vài tháng nó sẽ không muốn làm bác sĩ nữa mà sẽ muốn làm hot tiktoker thì sao … ?

Một trong những sự thật đáng buồn khi trưởng thành là mày sẽ bị ép phải đưa ra những lựa chọn và bám chắc vào đấy nếu muốn thành công trên con đường của mày. Người mà quyết định trở thành một thợ máy năm 18 tuổi có khả năng thành công cao hơn bạn của nó – kẻ năm 18-24 tuổi cố trở thành bác sĩ tâm lý, rồi cảm thấy chán và chuyển sang học làm thợ điện trong 6 năm tiếp theo, chỉ để cảm thấy chán tiếp sau khoá học và chuyển sang làm kế toán. Một phần của việc trưởng thành và đưa ra các lựa chọn và theo đuổi nó, để cho cái cây có thể lớn lên và sinh hoa kết trái. Những đứa mà thay đổi xoành xoạch thường không thể thu được kết quả tốt nhất. Nói cách khác, khi mày chọn một hướng thì những hướng kia thường sẽ đóng lại. Chúng ta cho phép những đứa trẻ được thay đổi quyết định của nó trong khi chúng lớn lên, nhưng sau đó thì chúng ta phải hướng nó vào việc đưa ra lựa chọn và theo đuổi lựa chọn ấy.

Phụ nữ cũng thay đổi quyết định như những đứa thiếu niên vậy. Ờ thì cô ta có thể quyết định (cô ta đang cảm thấy) muốn làm bác sĩ, nhưng đã có những số liệu chứng cứ trong ngành y cho thấy hầu hết phụ nữ học để trở thành bác sĩ chỉ dành ít hơn một thập kỷ để làm việc đó rồi nghỉ và quyết định rằng (cô ta cảm thấy) muốn làm mẹ. Sau hết, hầu hết phụ nữ quyết định rằng (cô ta cảm thấy) chỉ muốn làm bác sĩ bán thời gian mà thôi. Dĩ nhiên, theo dòng thời gian thì cô ta sẽ ngày càng có ít kinh nghiệm hơn những đồng nghiệp nam, kẻ chẳng bao giờ “nghỉ xả hơi” để đi theo những lựa chọn khác.

Khi một người phụ nữ nói rằng cô ta sẽ yêu mày trọn kiếp, hãy đặt câu (cô ta đang cảm thấy) vào đó, thế là mày đã có được bản dịch hoàn chỉnh theo ngôn ngữ của phụ nữ (aka Womanese): “(Ngay bây giờ tôi đang cảm thấy) tôi sẽ yêu anh trọn đời”. Tất cả những chứng cứ cho thấy mày nên điền câu này vào lời thề trong đám cưới luôn, vì hầu như những cuộc ly hôn thường được bắt đầu bởi người phụ nữ.

Hỏi: Cô có chấp nhận người đàn ông này là người chồng hợp pháp, cùng ở và yêu thương nhau cho đến khi cái chết chia lìa?

Trả lời: (Ngay bây giờ tôi cảm thấy) Có

Ừ thì phụ nữ bám vào các lựa chọn của họ tốt hơn những đứa trẻ, nhưng họ không làm việc đó tốt như đàn ông chúng ta đâu. Nói cách khác, các hành vi của phụ nữ sẽ nằm đâu đó giữa một đứa trẻ và một người đàn ông …. Và đó là …. Bọn thiếu niên.

CÁC BÀI SHITTEST CỦA PHỤ NỮ CŨNG GIỐNG NHƯ GIỚI HẠN MÀ NHỮNG ĐỨA TRẺ TÌM KIẾM

Bất kỳ ai từng chăm sóc và ở gần những đứa nhỏ đều biết rằng, chúng nó tìm kiếm những giới hạn và cảm thấy hạnh phúc khi tìm ra sự hiện diện và hiểu được những kết quả nếu như chúng vượt qua giới hạn ấy. Đứa nào mà không có cha mẹ đặt ra những giới hạn sẽ bực bội với mọi thứ xung quanh nó và trở nên tồi tệ.

Phụ nữ cũng như thế, cô ta sẽ đưa ra các bài shittest (aka fitness test – aka bài kiểm tra độ phù hợp) với đủ thứ phi lý, những hành vi lạm dụng để thử xem thằng đàn ông ấy có cứng d* hay không. Nếu thằng đó vượt qua, cô ta sẽ trở nên nhẹ nhàng, yên dịu và bằng lòng với những giới hạn mà thằng đó đặt ra. Khi cô ta biết rằng có những giới hạn và thằng đàn ông ấy sẵn sàng giữ vững giới hạn, cô ta biết rằng thằng đó có thể cung cấp và bảo vệ, thế là cô ta có thể thư giãn và tự tin đi theo sự hướng dẫn của nó.

Kết luận: Hành vi tìm kiếm giới hạn được đặt ra bởi cha mẹ của những đứa trẻ và những bài kiểm tra của phụ nữ dành cho người tình của cô ta giống nhau một cách kỳ lạ.

ĐÀN ÔNG YÊU ĐÀN BÀ, ĐÀN BÀ YÊU CON NÍT, CON NÍT YÊU NHỮNG CHÚ CÚN CON

Có một trật tự mà tình yêu hoạt động và nó chỉ hoạt động theo một hướng mà thôi. Mày có thể thấy điều này trong Kinh thánh, người chồng được ra lệnh phải yêu thương vợ mình trong khi người vợ được lệnh là phải “tôn trọng” người chồng. Những đứa trẻ cũng được dạy là phải tôn kính cha mẹ chúng. Tình yêu chỉ chảy xuống chứ không chảy ngược lại, ngược lại thì chỉ có sự tôn trọng/ kính trọng mà thôi.

Một đứa trẻ không thể nào yêu cha mẹ nó như cách mà họ yêu nó. Mày có thể thấy có những người cha người mẹ sẵn lòng hy sinh – có khi họ bỏ cả mạng sống cho con của họ nhưng mày hiếm khi thấy con cái làm điều ấy ngược lại cho cha mẹ. Thực thế, trong xã hội thì chúng ta cho rằng đó là điều đúng đắn khi cha mẹ hy sinh mạng sống mình cho con cái. Việc nuôi một đứa nhỏ đến khi nó trưởng thành bao gồm những sự hy sinh – hy sinh thời gian, hy sinh tài nguyên, sự khó khăn, sự chối bỏ những giấc mơ, …. Những thứ ấy sẽ không bao giờ được trả lại ngay cả khi đứa trẻ đó đã trưởng thành, bởi đơn giản lúc đó nó sẽ có con của nó và nó sẽ lại hy sinh cho con của nó mà thôi. Dù cho nuôi dưỡng một đứa con là con đường một chiều của sự hy sinh nhưng cha mẹ vẫn sẽ làm những việc ấy. Thứ mà cha mẹ có thể nhận được lại đó là sự tôn kính của những đứa con dành cho hy sinh của họ – chứ không phải tình yêu, bởi những đứa con không thể yêu họ như thế. Nước mắt chảy xuôi chứ có chảy ngược bao giờ.

Cũng như thế, tình yêu của phụ nữ dành cho đàn ông không bao giờ bằng với tình yêu đàn ông dành cho phụ nữ. Trật tự tự nhiên và bản năng Hypergamous của phụ nữ sắp đặt rằng người đàn ông buộc phải ở đẳng cấp cao hơn người phụ nữ. Đàn ông có thể yêu phụ nữ cũng như phụ nữ có thể yêu con của họ, nhưng phụ nữ không thể yêu đàn ông, họ chỉ có thể tôn trọng người đàn ông mà thôi. Và, cũng như những đứa trẻ một cách bản năng trông chờ vào sự chăm sóc của cha mẹ, người phụ nữ cũng một cách bản năng dựa vào sự chăm sóc của người đàn ông.

Thực ra, khi nói về tình yêu nam nữ, mày sẽ nhận ra phụ nữ không có yêu “người đàn ông ấy”, cô ta yêu cái mối quan hệ. Đàn ông chỉ là một nhân vật trong mối quan hệ và có thể dễ dàng bị thay đổi bởi một thằng đàn ông khác. Nếu một thằng nào đó mà trông chờ vào việc ngang hàng trong mối quan hệ với vợ nó, sớm muộn gì nó cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của cô ta và sẽ thấy cô ta đi tìm một thằng khác khác xịn hơn để dẫn dắt cô ta cho mà xem.

“Họ là sexus sequior- giới thứ yếu, thấp hơn so với giới đầu tiên về mọi mặt; Vì thế những yếu điểm của họ cần được bỏ qua nhưng thể hiện lòng tôn kính đối với họ thì là một điều cực kỳ lố bịch, điều này sẽ đồng thời hạ thấp vị thế của chúng ta trong mắt họ. Khi Tạo Hóa phân chia loài người thành hai giới, Ngài đã không vẽ một đường phân giới chính xác ở giữa! Sự phân chia đối cực giữa cực dương và cực âm không chỉ đơn thuần là về chất mà còn cả về lượng nữa. Đây là quan điểm của người xưa và của người phương Đông hiện tại về phụ nữ, cách nhìn của họ đối với vị trí thích đáng của phụ nữ thì chính xác hơn nhiều so với quan điểm cổ hủ của người Pháp về sự nuông chiều phụ nữ và cái ga-lăng lố bịch, đó chính là sản phẩm của sự ngu dốt Chirstian-Teutonic. Những quan niệm đó chỉ khiến cho phụ nữ thêm phần ngạo mạn và hống hách, cho nên đôi khi người ta lại nhớ đến những con vượn thánh ở Benares trong trạng thái xuất thần và bất khả xâm phạm nghĩ rằng chúng có thể làm chính xác những gì mà chúng thích”

Arthur Schopenhauer, On Women

(Thỏ: Benares là thành phố ở Ấn Độ, tên hiện tại là Varanasi, khỉ ở đây được coi là thần nên được đối xử đặc biệt và muốn làm gì thì làm, ở đây tác giả so sánh phụ nữ với những con khỉ ấy)

Mày không thể trông chờ một người phụ nữ để giao phó niềm tin, để làm người bạn tâm giao và là thứ để che chở mày trong cơn giông bão cuộc đời. Đó, ngược lại chính là việc của mày, là thứ mày phải làm chứ không phải cô ta. Giây phút mà mày tin vào việc việc trước đó thì cô ta sẽ mất đi sự tin tưởng vào việc dẫn dắt của mày, cô ta sẽ bắt đầu căm ghét mày, và sự căm ghét ấy sẽ được hiện hữu hoá bằng cách làm cho cuộc đời mày tồi tệ hết mức có thể. Đây có lẽ là bài học đắng nhất mà một thằng đàn ông phải học trong đời, bởi vì nó thay đổi hoàn toàn khái niệm về tình yêu hiện đại và mối quan hệ cho – nhận bình đẳng. Ở một cấp độ nào đó thì thằng đàn ông sẽ luôn cô đơn. Một người cha, người mẹ nào trông chờ vào việc con của họ trở nên một người bạn, một người ngang hàng và là chỗ dựa của họ trong lúc khó khăn thì sẽ vô cùng thất vọng với kết quả đấy. Bản năng của đứa trẻ là trông mong sự cha mẹ của nó là thượng cấp, là bề trên của nó và chăm sóc cho nó, chứ ngược lại với việc đấy sẽ chỉ tạo ra một đứa con nít tồi tệ và một bậc phụ huynh với trái tim tan vỡ mà thôi. Trật tự ấy cũng phải giữ giữa một người nam và người nữ, nếu không thì chào anh em đi đây, em đi kiếm một thằng khác có thể dẫn dắt em.

CON EM GÁI NGHỊCH NGỢM CỦA MÀY

“…Phụ nữ, chỉ là một đứa trẻ trong dáng hình người lớn, .. Một người thông minh thì sẽ chỉ đùa giỡn với họ, chơi với họ, chọc cười và khen ngợi họ như cách anh ta làm với một đứa con nít hiếu động hoạt bát, chứ anh ta không bao giờ hỏi ý kiến hay tin tưởng họ trong những công việc quan trọng, mặc dù anh ta thường khiến cho họ tin rằng anh ta đang làm điều ấy – đó là điều mà họ tự hào nhất,…”

Thư gởi cho con của Lord Chesterfield

Trong chuyện tình ái thì đàn ông được khuyên là nên đối xử với phụ nữ như một cô em gái bé nhỏ:

“.. Mày càng đối xử với phụ nữ như những đứa nhỏ bao nhiêu thì tư duy phản biện của cô ta càng bị ảnh hưởng bấy nhiêu. Tất cả là bởi vì một nguyên tắc căn bản của mối quan hệ nam – nữ: Các cô gái thích những người đàn ông quyền lực. Và đoán xem điều gì sẽ diễn tả quyền lực nam giới nhiều như việc xem phụ nữ là cấp dưới, gần như cách mày xem một đứa trẻ vậy. Và cho rằng cô ta không xứng để có những câu trả lời nghiêm túc cùng những đầu tư về mặt tình cảm?

Vậy “tất cả những gì cô ấy làm đều dễ thương” là gì?

Là không bị chọc tức với những bài kiểm tra độ phù hợp aka shit-test của cô ta, là không giải thích hay bao biện cho bản thân khi cô ta bực tức dậm chân và dứ dứ cái ngón tay bé nhỏ về phía mày. Có nghĩ là không tỏ ra hối lỗi hay lùi bước khi cô ta tức giận mày vô cớ với những lý do mà chẳng biết từ đâu xuất hiện. Nhớ cho kỹ rằng khi phụ nữ tức giận, quá nửa không phải là vì mày hoặc những việc cô ấy buộc tội mày.

Khi mày nghĩ về phụ nữ như một đứa em gái nhỏ không biết được việc nó đang làm là gì, mày sẽ bắt đầu đối xử với họ một cách kiên định với niềm tin của mày. Với đủ sự tái lập trình theo phương hướng đúng đắn thì rất nhanh những lời thốt ra từ miệng của mày sẽ diễn đạt những thứ mày thực sự muốn.”

-Chateau Heartiste-

KẾT LUẬN

Mặc cho những gì mà bọn “chuyên gia” về các mối quan hệ nói với mày, chìa khoá dẫn đến một mối quan hệ thành công và tốt đẹp không phải là giao tiếp một cách cởi mở và chân thực.

Đúng là phải có sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ, nhưng sự tôn trọng ấy không thể nào ngang hàng được. Cha mẹ có thể tôn trọng con cái, tôn trọng những nhu cầu thiết yếu của nó, nhưng nếu cha mẹ mà coi con cái ngang hàng thì ối giời ơi luôn đấy. Cũng như vậy, đàn ông có thể tôn trọng phụ nữ, nhưng nếu thằng nào DÁM đưa cô ta lên ngang hàng với bản thân thì sớm thôi cô ta sẽ trở nên căm ghét nó và sẽ đi tìm một thằng nào khác cao cấp hơn – thằng có thể dẫn dắt cô ta, và cô ta tìm kiếm thằng đó, tìm kiếm sự vượt trội của nó một cách bản năng. Trong quan hệ tình ái thì điều trên luôn đúng, cô ta sẽ tìm một thằng vượt trội hơn để dẫn dắt cô ta, tao nhắc lại. Thế nên nếu như mày không thể bị thuyết phục rằng phụ nữ là những đứa trẻ trong hình hài người lớn thì ít nhất, hãy đối xử với phụ nữ như những đứa trẻ trong hình hài người lớn, để cô ta còn có thể yêu mến hoặc muốn tiếp tục quan hệ tình ái với mày nhé.

Khi một người đàn ông kết hôn với một người phụ nữ, nghĩa vụ của anh ta tăng lên gấp đôi và quyền thì giảm đi một nửa. Ngay từ thời hôn nhân 1.0 (Thỏ: thời mà đám cưới chưa bị ràng buộc bởi những điều luật nhảm nhí và phụ nữ chưa cởi trần và gào lên :nữ quyền…nữ quyền) thì điều này đã đúng. Đó là một trách nhiệm to lớn và rất nhiều nỗ lực mà ông chồng phải đổ vào vợ của mình, giống như cách nuôi dưỡng một đứa trẻ vậy. Mày không thể cầu mong rằng phụ nữ hay những đứa trẻ sẽ chu cấp cho những nhu cầu thiết yếu của mày và che chở mày khỏi giông bão cuộc đời. Ngược lại hoàn toàn, việc trở thành tảng đá, trở thành con thuyền mạnh mẽ xông qua đầu sóng ngọn gió trong những bão bùng của cuộc đời là việc của mày đấy con trai ạ.

Hầu hết các luật hiện đại và gần như tất cả các “chuyên gia” trong lĩnh vực xã hội học đã làm mọi cách có thể để phá hoại khả năng làm chồng của đàn ông. Tình hình chung là trật tự tự nhiên nam nữ đã bị đảo lộn. Ví dụ cho dễ hiểu nhé, như các bậc phụ huynh không cách nào có thể nuôi dạy con cái một cách tử tế nếu chính phủ đã ban hành một mớ luật phá huỷ vai trò tự nhiên của cha mẹ và ngăn cản họ đặt ra các giới hạn cho con cái, thì với nam và nữ cũng thế. Rất khó để đàn ông có thể hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình, mà vai trò này lại là thứ mà phụ nữ, một cách bản năng luôn muốn và luôn tìm kiếm ở người đàn ông. Khi mà trẻ con có quyền hành vượt trên cha mẹ chúng, hỗn loạn sẽ được sinh ra. Cũng vậy, ở hôn nhân 2.0, khi phụ nữ thượng đẳng hơn các ông chồng thì việc tiến tới lễ đường để thực hành nghi lễ chỉ đem đến sự huỷ diệt và đau đớn cho cả hai bên mà thôi.

“Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu rất đơn giản, lúc đầu nó chỉ là bản năng của một đứa con nít khi nói rằng: “điều này không công bằng” và “anh không phải là cấp trên của tôi”, rồi nó biến thành một thế giới quan và bắt đầu đặt câu hỏi về sự phân cấp trong xã hội.”

Danh sách toàn bộ nội dung của sách Sổ Tay Hồng Dược Side Bar

LỜI GIỚI THIỆU

LỜI BỘC BẠCH CỦA MỘT THẰNG INCEL ĐÃ QUAY ĐẦU

CÂU CHUYỆN CỦA MICHAEL

NHỮNG KẺ BỊ THAO TÚNG

TÌNH YÊU : PHỤ NỮ, ĐÀN ÔNG, TRONG CHIẾN TRANH VÀ KẾ HOẠCH SINH SẢN

REDPILL 101, QUY LUẬT BRIFFAULT, NHỮNG CUỘC TÌNH

XÃ HỘI TÌNH DỤC KHÔNG TƯỞNG NẮM QUYỀN (PHẦN 1)

XÃ HỘI TÌNH DỤC KHÔNG TƯỞNG NẮM QUYỀN (PHẦN 2)

PHỤ NỮ, ĐỨA TRẺ CÓ TRÁCH NHIỆM NHẤT TRONG NHÀ

CHIẾN THUẬT TÌNH DỤC LÀ VÔ ĐẠO ĐỨC

HIỆU ỨNG CÔNG TẮC ĐÈN

TẤT TẦN TẬT VỀ SHIT TEST

BƯỚC QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÉO QUAN TÂM