SỰ CAN ĐẢM
Sức mạnh là một khái niệm đơn giản và mang tính vật lý.
Nhưng sự can đảm thì lại có nhiều tên gọi và cách định nghĩa khác nhau.
Sức mạnh là khả năng chống lại ảnh hưởng từ bên ngoài, còn sự can đảm lại thiên về tinh thần nhiều hơn. Sự can đảm là thứ tạo ra các chuyển động, hành động và khả năng chịu đựng. Sự can đảm tôi luyện sức.
“Hổ giấy” – một thằng trông cứng cựa nhưng lại né tránh trong khi những thằng yếu hơn lao vào chiến đấu, mạo hiểm và làm việc cần làm – thì không đáng giá bằng những thằng dám dấn thân.
Tao sẽ không khẳng định rằng mọi nỗ lực của ý chí đều là can đảm, nhưng tất cả hành động đòi hỏi sự can đảm là nỗ lực của ý chí. Chúng ta không cần dùng sự can đảm để lấy một cốc nước và uống. Sự can đảm ngụ ý cho rủi ro – sự thất bại hay nguy hiểm. Lòng can đảm được đo lường bằng những hiểm nguy. Nguy hiểm càng lớn thì lòng can đảm càng nhiều. Xông vào một tòa nhà đang cháy thì nguy hiểm hơn là chửi thằng sếp của mày. Chửi thẳng mặt thằng sếp của mày thì hảo hán hơn là viết thư nặc danh. Những việc không có hậu quả lớn thì đòi hỏi từ mày ít sự can đảm hơn.
Aristotle tin rằng sự can đảm gắn liền với nỗi sợ, và rằng trong nhiều nỗi sợ của cuộc sống, thì cái chết là đáng sợ nhất. Trong quyển Nicomachean Ethics của ông, thì người đàn ông dũng cảm là người “không có bất kì sợ hãi nào trên khuôn mặt trước một cái chết cao cả, hay mọi trường hợp nguy cấp dẫn tới cái chết, kể cả tình huống thảm khốc nhất trong chiến tranh”. Ông cũng nêu luận điểm rằng những người bị ép phải chiến đấu sẽ ít can đảm hơn những người chiến đấu một cách tự nguyện. Aristotle trình bày sự dũng cảm như một phẩm hạnh đạo đức, như một ý nguyện hành động cao cả. Ông đặt câu hỏi về lòng can đảm của những người tự tin nhờ chiến thắng trong tranh đấu, trong khi tao lại thắc mắc rằng làm thế nào để chiến thắng, ngoại trừ một số người thể hiện lòng dũng cảm vào ban đầu. Mặc dù đúng là những người đàn ông mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm thường tự tin khi gặp những đe dọa nhỏ, nhưng họ cũng chùn bước khi đối mặt những thử thách khó khăn hơn, lòng dũng cảm được tạo ra sau những chuỗi thành công. Một thằng chưa bao giờ biết mùi chiến thắng mà lại chiến với một đối thủ có nghề – không quan trọng liệu lý do của trận chiến này có cao cả hay không – nó có gọi là can đảm không hay đơn giản là bị ngu? Sự can đảm đối với Aristotle không phải là sự tự tin hoang dại và cuồng bạo của một thằng đàn ông nhiệt huyết đang chiến đấu trong khoảnh khắc cháy bỏng của sự sợ hãi và cuồng nộ. Thay vào đó, ông cho rằng “đàn ông dũng cảm hành động vì danh dự, nhưng nhiệt huyết là thứ giúp anh ta”. Ông ta công nhận rằng những người đàn ông hành động vì sức mạnh cảm xúc có “một cái gì đó rất giống lòng dũng cảm”. Công thức về sự dũng cảm của Aristotle, mặc dù rất đáng khen, nhưng nó có điều kiện và không đáng tin cậy, ngoài ra còn đề cao hành động cao cả quá mức. Điều này khiến việc xác định ai là người thật sự dũng cảm trở thành một trò chơi.
Andreia – từ mà Aristotle dùng cho “sự dũng cảm”, cũng đồng nghĩa với “sự nam tính” trong tiếng Hy Lạp cổ. Andreia bắt nguồn từ “andros” – có nghĩa là “đàn ông” hay “nam tính”. Học giả nghiên cứu về Hy Lạp và La Mã cổ đại Myles McDowell đã tranh luận trong quyển Roman Manliness của mình rằng từ “virtus” – khi người La Mã cổ đại nghe được thì cũng giống như người nói tiếng Anh nghe từ “sự nam tính”, có nghĩa là sự dũng cảm – đặc biệt là trong chiến đấu – trong tiếng Latin tiền cổ điển. Từ “vir” nghĩa là “đàn ông”, còn “virtus” là “sự dũng cảm”. McDonnell đã viết:
“Trong ngữ cảnh quân đội, virtus có thể hiểu là một loại dũng khí cần có để bảo vệ Tổ quốc, nhưng nó thường để chỉ thái độ hung bạo trong chiến đấu hơn. Trong ngữ cảnh ngoài quân đội, virtus dùng để chỉ khả năng chịu đau và đối mặt cái chết.”
Lòng dũng cảm được nhân cách hóa qua câu chuyện về Gaius Mucius, một người La Mã trẻ đáng nể phục trong thời kỳ sơ khai của Cộng hòa La Mã. Một vị vua của Etruscan tên là Porsenna đã vây hãm Rome bằng cách bố trí lính bao vây quanh thành phố. Gaius Mucius đã yêu cầu các thượng nghị sĩ cho phép mình lẻn vào trại đóng quân của Estrucan và giết vua Porsenna. Tuy nhiên anh ta đã giết nhầm cận thần của Porsenna, và bị bắt. Gaius Mucius đã nói:
“Tao là Gaius Mucius, một công dân của thành Rome. Tao tới đây để giết địch, và đã sẵn sàng với việc giết cũng như bị giết. Người La Mã bọn tao gan dạ, và khi nghịch cảnh đến, bọn tao đối đầu với nó. Không phải chỉ có mình tao thôi đâu, phía sau tao còn một hàng dài những người sẵn sàng giết mày.”
Porsenna dọa sẽ thiêu chết Gaius Mucius. Đáp lại, anh tự cho tay mình vào lửa. Khi tay anh ấy bị phỏng, anh nói:
“Nhìn vào tao và hãy sáng mắt ra: cơ thể này có là thá gì với những người tìm kiếm vinh quang?”
Porsenna đã khen ngợi Gaius Mucius rằng nếu ông là người cùng phe với anh, ông sẽ không ngần ngại mà ca ngợi lòng dũng cảm của anh. Gaius Mucius được phóng thích, nhưng anh nói Porsenna rằng có 300 người La Mã khác sẵn sàng hi sinh bản thân để cứu lấy Rome như anh. Và nếu cuộc vây hãm Rome này cứ tiếp tục, không sớm thì muộn sẽ có người thành công ám sát ông. Porsenna đã phái một sứ giả tới Rome để đưa ra một hiệp ước hòa bình, còn Gaius Mucius thì có biệt danh “Scaevola”, nghĩa là “thuận tay trái” sau khi hi sinh đi cánh tay phải.
Đối với Aristotle và người La Mã, sự dũng cảm và nam tính là việc sẵn lòng hi sinh tính mạng hay cơ thể một cách anh dũng để chống lại hiểm nguy, bảo vệ những người cùng bộ lạc, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh với bộ lạc khác. Dạng dũng cảm cao thượng nhất của Aristotle là việc sẵn sàng mạo hiểm khi cần thiết để đảm bảo sự sống cho cả đội. Việc thể hiện sự sẵn lòng hi sinh bản thân cho nhóm sẽ chứng minh được sự trung thành và tăng giá trị bản thân trong nhóm. Khi xảy ra thảm cảnh, một thằng đàn ông thể hiện loại dũng cảm này có thể hi sinh mọi thứ hắn có – thậm chí là cả tính mạng – vì sự tồn vong của nhóm. Khi một nhóm không đối mặt với thử thách sống còn, thì nhóm này sẽ ẩn dụ hơn về sự dũng cảm, và chấp nhận những sự hi sinh ít hơn. Tuy nhiên, cho đến khi an ninh được thiết lập xong, không nhóm nào có đủ khả năng quan tâm đến những thứ vụn vặt như “trí tuệ của sự can đảm” (Intellectual courage) (google để hiểu thêm).
Cụm từ “dũng cảm” ngày nay bị sử dụng một cách rẻ mạt. Nếu có đứa nghệ sĩ nào bị bệnh nhưng không khóc lóc kể lể thì sẽ được báo chí ca ngợi là “sự chống chọi dũng cảm” với căn bệnh ung thư hay hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome) hoặc là trầm cảm, hoặc buồn cười hơn là “hội chứng nghiện ăn uống”. Không có gì sai khi công nhận những khó khăn mà người khác gặp phải, nhưng chúng ta cũng có thể công nhận – theo cách của Aristotle và người La Mã từng làm – công nhận sự dũng cảm theo dạng cao quý và thuần khiết nhất – sẵn sàng mạo hiểm hy sinh cơ thể hay tính mạng vì lợi ích nhóm. Nguy hiểm càng ít thì sự dũng càm được yêu cầu càng ít.
Aristotle cho rằng sự can đảm mang tính anh hùng là loại can đảm cao quý nhất trong các loại tinh thần can đảm, nhưng ông cũng chú thích rằng sự nhiệt huyết hăng say cũng “khá giống với sự can đảm”. Trong tác phẩm Cộng Hòa của Plato, có đoạn đã viết rằng sự tàn ác của con người cũng đến từ cùng một “nguồn” với sự dũng cảm. Sự can đảm là một loại tinh thần đã được tôi luyện, trưởng thành, biết nhận thức xã hội và mang tính hợp tác. Dịch giả Allan Bloom đã xem hình thức trần trụi nhất của sự can đảm – thumos hay “sự nhiệt huyết” – “là nguồn gốc tạo ra sự giận dữ và cuồng nộ”. Socrates thì đã ví những vệ binh của thành phố ông sống là “lũ cún cao quý” – những kẻ lịch sự với người dân nhưng sẽ hăng máu xé xác những kẻ ngoại lai nếu cần thiết.
Để hiểu thực chất sự nam tính là gì, hãy tạm thời bỏ qua “lớp mạ” đạo đức và sự cao thượng qua một bên. Mặc dù tao tin rằng có những thằng gần như là bản năng đã có máu anh hùng, nhưng tao vẫn tin là trước khi một thằng đàn ông sẵn sàng mạo hiểm vì lợi ích nhóm thì nó phải sẵn sàng chịu được mạo hiểm nói chung đã. Một số người được gọi là “sợ mạo hiểm”, những người này sẵn sàng né tránh gần như tất cả rủi ro bằng mọi giá. Trước khi chúng ta có thể chấp nhận hi sinh vì nhóm – gọi là “lòng can đảm vip 12”, thì chúng ta phải nạp thẻ để có một số lượng “lòng can đảm vip 1 2 3…” nhất định để có thể cảm thấy thoải mái khi mạo hiểm. Một số người thì dễ chấp nhận mạo hiểm hơn số đông, và thường là đàn ông nhiều hơn. Sức mạnh được tôi luyện thì sự dũng cảm cũng vậy. Và cũng giống như thiên phú sức mạnh, một số thằng sinh ra đã có máu liều nhiều hơn máu não. Đàn ông thường chửi nhau, và tụi nó thích thách thức và khịa lẫn nhau mạo hiểm. Trong khi đéo có gì hay ho cả, thì tụi con trai vẫn sẽ thách nhau làm mấy việc ngu như con koo. Tuy nhiên, khi một thằng khứa đã đánh đủ quái “mạo hiểm level thấp” thì nó sẽ tự tin vào bản thân hơn, và sẵn sàng khi có “mạo hiểm level cao” để vào vai anh hùng.
Trong khi đang tìm lời giải cho câu hỏi “nam tính là gì?”, thì chúng ta cũng cần chú ý đến tính cá nhân trong đội nhóm. Sự dũng cảm một cách anh hùng có lợi cho nhóm, nhưng như đã từng đề cập trước đó, đàn ông trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau để gia tăng địa vị. Việc này yêu cầu sự dũng cảm ít cao thượng hơn, mà đòi hỏi sự nhiệt huyết của từng người. Sức mạnh mà đàn ông sở hữu không đơn thuần chỉ để phục vụ cho người khác. Đàn ông cũng dùng sức mạnh để tranh đoạt lợi ích, và sẽ thật là ấu trĩ nếu cho rằng đàn ông có thể mãi hi sinh mà không cần nhận gì – về phương diện vật chất hay tinh thần. Chúng ta nên mong rằng đàn ông sẽ chiến đấu vì bản thân họ, cạnh tranh lẫn nhau và tranh giành lợi ích. Không có gì thuận tự nhiên hơn việc một thằng đàn ông muốn chiến thắng và thành công.
Không nhất thiết là thằng mạnh nhất sẽ chỉ huy, mà là thằng nắm được vai trò chỉ huy sẽ chỉ huy. Sự dũng cảm trong nội bộ nhóm này đòi hỏi đàn ông phải áp đặt lợi ích cùa bản thân lên trên lợi ích của mấy thằng đực khác trong nhóm. Ở các cấp độ nguyên thủy, việc áp đặt lợi ích này tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra bạo lực. Đó là lý do mà đàn ông thường đánh giá lẫn nhau. Nền tảng này – sự dũng cảm phi đạo đức – đòi hỏi mày phải out trình những thằng khác trong nhóm. Đây chính là bản chất của tinh thần cạnh tranh. Một cách trực tiếp – đàn ông sẽ luôn đánh giá nhau và xem xét liệu rằng thằng khác có dám đe dọa lợi ích của hắn không.
Nếu tao chơi nó – liệu nó có chơi lại không? Hay nó sẽ nhùn?
Việc “đẩy” lợi ích của đối phương chính là dấu hiệu nhỏ của sự dũng cảm. Nếu nó không có trong một thằng đàn ông, thì tao không biết rằng sự dũng cảm ở mức độ cao hơn có thật sự tồn tại hay không? Loại dũng cảm trong việc mạo hiểm để tăng lợi ích cho bản thân có rất nhiều cách gọi. Nhiều thằng gọi nó là “trái dứng” hay “bi”.
Một cách gọi khác nữa là “gameness”. Sam Sheridan đã dùng từ này trong quyển A Fighter’s Heart. Gameness là một từ dùng trong chọi chó để miêu tả “sự cuồng dại trong việc chiến đấu, việc sẵn sàng chiến dấu dù cho có phải chịu đau đớn đến vặn vẹo – cho tới chết”.
Trong chọi chó, 2 con chó sẽ cắn xe nhau cho tới khi chúng tách ra vì lý do nào đó. Lúc này 2 con chó sẽ được kéo về hai góc võ đài, nơi có “vạch xuất chiến” và thả ra. Con chó nào nhảy vô tiếp tục chiến thì được gọi là “vượt vạch” – và được coi là có “game”. Chọi chó chính là một thử nghiệm cho loại gan dạ này. Theo Sheridan, chọi chó không có nghĩa là chúng phải cắn nhau tới chết. Chúng chỉ chiến đấu cho tới khi một trong hai không dám vượt qua vạch xuất chiến để đấu nữa. Nó cũng giống như việc võ sĩ đập tay hay nói “tôi chịu thua”.
Đàn ông luôn đánh giá về gameness của nhau, và đây là lý do tại sao nó lại liên quan trong quyển sách của Sherdian về chiến đấu nghiệp dư và chuyên nghiệp. Tinh thần bất khuất chính là đề tài chính trong những câu chuyện về anh hùng. Trong thể thao, nó là một phần của những pha lội ngược dòng. Một võ sĩ đối mặt với đối thủ khó nhằn nhất từ trước giờ, và khi mọi người đều nghĩ là anh ta thua tới nơi rồi thì anh ta lại lật kèo, chiến đấu một cách bùng cháy và thành công hạ gục đối thủ. Việc lội ngược dòng này luôn là những cảnh cao trào nhất trong các bộ phim về Rocky Balboa và là mánh khiến khán giả phát cuồng trong những trận đấu vật của Hulk Hogan. Trong các phần phim Die Hard, John McClane chỉ giành chiến thắng sau khi bị đập cho ra bã và trên bờ vực thua cuộc. Những nhân vật anh hùng như này luôn có động lực thúc đẩy bên trong để họ có thể trụ vững và lật kèo.
Một thằng cứng dái có thể đi trước đối thủ vì hắn biết rõ rằng thằng kia dái không đủ cứng nên sẽ nhường hắn đi trước. Một số người nói về sự nam tính bằng cách cố xác định xem ai là Alpha và ai là Beta trong các tình huống. Một thằng bạn giải thích với tao như này: “Nếu mày có thể cư xử với một thằng khứa nào đó như thể nó chỉ là thằng nhóc, thì mày là Alpha rồi đó người anh em”. Alpha luôn là kẻ nắm thế chủ động, và hắn sẽ lấn lướt Beta.
Giả vờ là mày cứng cựa cũng là một chiến thuật hiệu quả, miễn là đừng để ai biết là mày đang gồng. Gameness có thể giả vờ thông qua ngôn ngữ cơ thể, cách nhấn nhá khi nói chuyện và cách mày sử dụng từ ngữ. Tự tạo ra suy nghĩ rằng mày đã sẵn sàng để lấn lướt càng nhiều càng tốt để đạt được mục tiêu là cách để tạo nên uy thế, dù cho mày có là tù nhân, doanh nhân, người thực thi pháp luật, phụ huynh hay đơn giản mày chỉ đang cố dạy con chó hư đốn của mày. Thường thì sẽ không có ai kiểm tra xem mày có đang giả vờ cứng hay không, nếu mày diễn đủ tốt. Giả vờ cứng cựa là cách để áp đặt quyền lực, và mọi người luôn làm như vậy, kể cả trong các xã hội nguyên thủy. Giả vờ có game nhưng fail – hay cố ra vẻ là mình cứng nhưng dòm giả trân là thứ mà bọn nữ quyền nhắc đến khi nói về việc “thể hiện nam tính” hay “cố đeo lớp vỏ bọc cứng rắn”. Bọn nó chỉ thừa nhận rằng sự thật là bây giờ đàn ông vẫn phân chia cấp bậc và đánh giá lẫn nhau, kể cả khi đa số không ai dám thử nhau, và càng có ít thằng dám đấu nhau. Có vẻ khá ngớ ngẩn khi nhìn nhận như vậy trong bối cảnh ngày nay – một xã hội không còn nhưng viễn cảnh sinh tồn đầy tính sinh tử như ngày xưa.
Việc giả vờ có game quá mức có thể dẫn tới việc bị ảo tưởng. Nhiều thằng bị ảo và có thái độ hung hăng càn quấy mặc dù nó chưa từng đấm nhau, cũng không dám đấm nhau. Bây giờ có luật pháp và cảnh sát nên các con giời thường hay bon mồm sủa bậy. Nhiều thằng biết rằng làm vậy cũng không lo ăn đấm hay bị giết, vì nó biết có luật pháp che chở cho tụi nó. Thế đấy, mấy thằng fake gameness ảo tưởng lộng hành dựa vào việc thời nay cấm sử dụng bạo lực. Cái trò mèo này chỉ có hiệu quả trong bối cảnh gần như không có nguy hiểm hay nguy cơ xảy ra bạo lực thôi. Còn ở những khoảng không gian và thời gian kém an toàn và văn minh hơn, thì sự áp đặt quyền lực phải đi cùng với sức mạnh về thể chất và tinh thần. Khi không có người bảo vệ hay sự trừng phạt của luật pháp, thì sẽ đần dữ lắm nếu mày dám khiêu khích một thằng có vẻ ngoài nguy hiểm, trừ khi mày đã có sự chuẩn bị.
Độ cứng của hai hòn bi có tính tương quan với sự chắc kèo là mày to và khỏe, nhưng cũng có nhiều thằng nhỏ nhưng có võ. Võ sĩ hạng ruồi là ví dụ rõ ràng cho việc những thằng nhỏ con nhưng game lại xịn hơn nhiều thằng to xác. Các môn thể thao đối kháng chia hạng cân là minh chứng cho thấy việc đàn ông ở mọi kích cỡ đều có thể có game xịn.
Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể cứng cựa, nhưng địa vị của phụ nữ hiếm khi dựa trên việc chiến đấu. Phụ nữ yêu kiều, nết na và bị động thường hấp dẫn đàn ông, và được lòng người đồng giới. Thậm chí ngày nay, đàn ông sẵn sàng tẩn một thằng khác một trận nếu nó dám làm đau phụ nữ – dù là lạ mặt. Bởi vì điểm này, phụ nữ có thể dạn dĩ hơn và tha hồ càn quấy mà không sợ ăn hành, và có một số con trở nên ảo tưởng rằng mình không sợ gì cả, mình có thể khiêu khích bất cứ ai vì mình là phụ nữ.
Gravitas là một từ cổ khác mà chúng ta vẫn dùng để nói về sự nam tính, đặc biệt là trong giới diễn viên và chính trị gia. Chúng ta sẽ nói rằng một người có gravitas khi anh ta làm chúng ta tin rằng không nên khinh thường hắn. Từ “gravity” mà chúng ta sử dụng bắt nguồn từ từ Latin gravitas, nó có nghĩa là “nặng”. Người La Mã dùng từ gravitas như cách chúng ta dùng – để chỉ một người đàn ông hay một thứ không thể xem thường. Trái ngược với hình ảnh máu me của những trận chọi chó, gravitas cho chúng ta một cách hiểu cân bằng hơn về sự dũng cảm nam tính. Nam tính không chỉ là việc dám nhảy vào cuộc chiến hay leo lên từng cấp bậc, mà còn là cách chúng ta phòng thủ. Đàn ông nam tính sẽ cho thấy rõ rằng họ không dễ bị xem thường, họ có sức nặng và sẽ không bị lấn lướt. Đàn ông muốn những thằng khác biết rằng họ rất “nặng ký”, không dễ để xê dịch, và đừng có giỡn mặt.
Lòng can đảm là trạng thái sinh động của sự nam tính, và nó rất quan trọng đối với bất kỳ định nghĩa nào về sự nam tính. Sự dũng cảm và sức mạnh là 2 đặc tính song hành cùng nhau. Một trong hai đặc tính mà nhiều hơn cái còn lại thì cũng vô dụng. Trong bất kỳ bộ tộc nào mà đàn ông chiến đấu để sinh tồn, sự can đảm đều sẽ được tôn trọng kể cả khi còn sống hay đã chết. Sự can đảm là một giá trị quan trọng. Ai cũng có thể trở nên can đảm, và ngay cả trong hình thức cơ bản nhất, sự can đảm là chiến thắng nỗi sợ. Sự can đảm gắn chặt với trái tim, tinh thần và nhiệt huyết, nhưng nó cũng là sự nỗ lực chiến đấu và giành chiến thắng.
Sự can đảm có tính trừu tượng, và nó có rất nhiều khía cạnh khác nhau. Tao đã tóm tắt lại định nghĩa của nó một cách liên quan nhất có thể để chúng ta có thể hiểu được Hướng đi của Đàn ông và đặc tính của đội nhóm.
Sự can đảm là việc sẵn lòng chấp nhận mạo hiểm vì lợi ích bản thân hay người khác. Trong dạng nguyên sơ nhất – không xét đến khía cạnh luân lý và đạo đức, sự can đảm là sự sẵn lòng hay mong muốn cháy bỏng để chiến đấu hay bảo vệ những giá trị quan trọng bằng bất cứ giá nào (gameness, trái tim, tinh thần và nhiệt huyết). Trong dạng văn minh, phát triển và mang tính đạo đức thì sự can đảm việc kiên quyết sẵn sàng hy sinh để đảm bảo sự thành công hay tồn vong của nhóm hay người nào đó (sự dũng cảm, virtus hay andreia).
Dựa trên kinh nghiệm của một võ sĩ, khi xem chọi chó, Sam Sheridan đã viết:
“Chúng quằn quại điên cuồng như những con rắn, lăn lộn, gầm gừ và chảy dãi như lũ gấu. Thể hiện ra sự cuồng nộ. Đuôi chúng ve vẫy, đây rõ ràng là thứ chúng muốn, chúng sôi trào nhiệt huyết. Chúng chảy máu, nhưng điều đó không đáng để chúng quan tâm, chúng đi xung quanh, ngoạm chặt lấy đối thủ, phòng thủ vùng lưng, quắp chặt móng vuốt xuống mặt đất để đứng vững […] mọi cơn đau đều bị mong muốn chiến thắng xóa nhòa. Tôi hiểu rõ thứ cảm giác này”.
Plato (hoặc Socrates) cũng từng so sánh chó với người. Một trong những thảm kịch lớn nhất của xã hội hiện đại là việc người đàn ông không thể trở thành thứ họ muốn, không được làm những thứ họ sinh ra để làm, những thứ mà cơ thể họ muốn làm. Họ đã có thể làm những con cún cao quý của Plato, nhưng họ lại bị xích vào những cái cọc – bị bỏ lại cùng sự điên cuồng khi gầm thét vào màn đêm vô định, bị chọc tức bởi những thử thách dở dang chưa được giải quyết, và những thành tựu của họ cũng sẽ chẳng bao giờ được biết đến.
THÔNG THẠO
Đàn ông luôn thấy bản thân mình trong hình tượng những con vật. Họ tôn thờ chúng và bắt nguồn từ động vật. Đàn ông miêu tả nguồn gốc của họ là những vị thần có hình dáng đống vật, có một phần giống động vật hoặc có khả năng biến thành động vật. Heracles được miêu tả là khoác lên mình tấm da của con sư tử mà anh đã giết. Những chiến binh Na Uy thì choàng da sói và gấu để đe dọa kẻ thù và cũng là để có được sự dũng cảm tàn bạo nơi chiến trường. Trong quân đội Aztec thì có những chiến binh tinh nhuệ Báo Đốm. Các đơn vị quân đội và đội thể thao trên toàn thế giới đều lấy hình ảnh các con vật dữ tợn để làm biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần của họ.
Trong xuyên suốt quyển sách, tao đã so sánh đàn ông với chó và vượn. Tuy nhiên, trong thể thao, chiến tranh và cuộc sống, có một đặc tính nam tính khác phổ biến và đặc trưng ở con người bởi vì nó đòi hỏi về mặt trí tuệ.
Trong sinh tồn tự nhiên, động vật chiến thắng hay thua cuộc phụ thuộc phần lớn vào công thức sau: hoàn cảnh xung quanh và phẩm chất hình thể do gene quyết định. Một con thú khỏe hơn, nhanh hơn và lì lợm hơn sẽ chiến thắng. Chúng ta phải dùng lợi thế trí thông minh để vượt qua động vật. Đối với những động vật thông minh bậc nhất như các loài linh trưởng, cá heo và cá voi sát thủ, những thứ mà chúng phô diễn mà ta gọi là kỹ năng – thật ra là bản năng sẵn có – vốn dĩ con vật đâu thể tư duy như chúng ta để mà chắp nối, thử nghiệm hay làm sai. Mong muốn và khả năng sử dụng lý trí, tư duy để phát triển kỹ năng và công nghệ sẽ giúp con người làm chủ được tình hình, bản thân, tự nhiên, những thằng đàn ông khác, và cả phụ nữ – đây là một đặc tính của con người, và nó cũng là điểm yếu của đàn ông.
Nếu mày hỏi những người đàn ông rằng làm thế nào để có thể làm tốt vai trò của thằng đàn ông, câu trả lời thường nhận được sẽ là thành thạo những kỹ năng cơ bản trong một công việc.
Trong khi công việc của đàn ông thay đổi theo thời gian, địa lý và các nền văn hóa, các bộ tộc nguyên thủy tóm gọn lý thuyết như sau: “khả năng tự gánh vác”.
Phụ nữ thì khỏe hơn chúng ta rất nhiều vì họ được “nương tay” hơn. Một người phụ nữ khỏe mạnh sẽ được bộ tộc giúp đỡ nếu cô ta mang thai, sinh ra và chăm sóc cho đứa trẻ. Và khi đàn ông trở nên giàu có và thành công, hơn chỉ đơn thuần là sống sót, phụ nữ sẽ được họ đánh giá – dựa trên sự thu hút và quyến rũ – hơn là sự có ích như trước đây. Khi có điều kiện hơn, đa số đàn ông sẽ vui lòng giúp đỡ một người phụ nữ vô tư, xinh đẹp và quyến rũ.
Không chỉ có đàn ông như vậy. Rất hiếm khi phụ nữ hay đàn ông tự nguyện giúp đỡ một thằng đã trưởng thành và khỏe mạnh. Và vẫn là rất hiếm nếu họ không oán giận khi phải giúp đỡ một thằng có đầy đủ chân tay như vậy. Không có lý do gì mà một thằng đàn ông lại đi trốn tránh việc tự gánh vác, trừ khi nó bị bệnh, bị thương, khuyết tật hay già. Xã hội sẽ giúp đỡ cho những trường hợp ngoại lệ này, nhưng khả năng lao động từ trước giờ luôn có ý nghĩa quan trọng với tâm lý và lòng tự trọng của đàn ông. Đàn ông luôn muốn tự thân vận động và mọi người cũng kỳ vọng họ như vậy. Như Don Corleone đã nói, xuyên suốt lịch sử, phụ nữ và trẻ em có thể bất cẩn, nhưng đàn ông thì tuyệt đối không được phép. Đàn ông phải luôn chứng minh cho mọi người thấy rằng họ có thể gánh vác.
Cho đến khi mày đủ tự lập và có khả năng làm một thành viên có ích trong bộ lạc thì mày chỉ là một thằng ăn bám và gánh nặng cho người khác. Trẻ con thì không sao nhưng một thằng đàn ông vô dụng thì chỉ là một thằng ăn xin không hơn không kém. Một trong những vấn đề lớn của những mô hình nhà nước phúc lợi (welfare states) là chúng biến chúng ta thành thằng con nít và lũ ăn xin, thành sự nỗi nhục và chướng ngại cho sự trưởng thành nam tính. Tất cả như một vở hài- khi đàn ông và phụ nữ cười vào mặt những thằng quan tâm tới việc làm người có ích – “Những thằng không muốn dừng lại để tìm kiếm sự giúp đỡ” – đây là một câu chuyện đùa không bao giờ cũ đối với phụ nữ, những người trước giờ luôn thoải mái với việc phụ thuộc, làm ít vẫn được ăn nhiều giống như lý thuyết cộng sản. Bởi vì việc khiến cho đàn ông yếu nhược đến mức phải xin xỏ giúp đỡ như trẻ con và phục tùng lũ quan liêu là rất cần thiết để nhà nước phúc lợi hoạt động. Sự phụ thuộc bất đắc dĩ của nam tính chính là một bức tường bảo vệ cho sự hưởng lợi của nhà nước.
Sự lệ thuộc chính là sự yếu nhược. Cho đến nay, đàn ông luôn là những thợ săn có tính hợp tác, và trong bối cảnh sinh tồn, họ sẽ chia cấp bậc dựa trên sức mạnh và sự can đảm. Đàn ông có một sự thoải mái tự nhiên nhất định với việc tương trợ lẫn nhau. Đòi hỏi việc độc lập hoàn toàn thường là nhảm nhí. Rất ít người trong chúng ta từng sống sót hay có thể sống sót một mình trong một khoảng thời gian dài, và rất ít người muốn như vậy. Một đứa trẻ đương nhiên là hoàn toàn vô dụng và phải phụ thuộc vào người khác. Nó không thể tự làm chủ được số phận cùa mình, vì nó còn quá nhỏ. Điều khiển số phận của một người trong bối cảnh một nhóm “cho và nhận” có liên hệ với việc biết được rằng mày đem lại giá trị gì cho nhóm. Yêu cầu tối thiểu cho việc chuyển từ mối quan hệ phụ thuộc sang tương trợ là hãy trở nên có ích và tự đứng trên đôi chân của chính mình – hay còn gọi là khả năng tự gánh vác.
Trở thành một người có thể tương trợ thay vì phụ thuộc hoàn toàn trong một nhóm là việc thành thạo những bộ kỹ năng hữu ích và hiểu được một số khái niệm có ích. Chúng ta gửi con cái đến trường để chúng rèn luyện kĩ năng và kiến thức mà chúng cần để có thể tự lập và có đủ khả năng để làm một người trưởng thành. Đa số các quân đội đều gửi đàn ông tới trại huấn luyện, nơi mà họ sẽ được rèn luyện bộ kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở nên có ích trong quân đội. Những người hoàn thành khóa huấn luyện này về lý thuyết có thể ít nhất là tự lo được cho bản thân trong các bối cảnh tiến công hay phòng thủ.
Hiểu được Hướng đi của Đàn ông chính là hiểu được cách mà đàn ông đánh giá lẫn nhau và cách họ đánh giá địa vị của đàn ông trong bối cảnh thời nguyên thủy. Đặc tính của sự nam tính nhóm nguyên thủy là rất quan trọng và thực dụng. Nó giống như việc mày đi tuyển quân cho đội thể thao vậy. Trước khi người ta quan tâm mày có tốt tính hay không, thì mày phải chứng minh là mày có kỹ năng tốt đã. Đánh giá về đạo đức của các vận động viên chuyên nghiệp là một chuyện rất ư là rảnh của mấy thằng đàn bà, điều quan trọng duy nhất là khi có mặt trên sân, tụi nó chỉ cần giúp đội chiến thắng là được. Những thằng đàn ông thực thụ sẽ chỉ quan tâm liệu rằng tụi này có đủ khả năng về thể chất, sự chất chơi và kỹ năng cần thiết để đóng góp cho đội không mà thôi.
Kim chỉ nam cho đàn ông, đặc tính đội nhóm, và những đặc tính quan trọng (không bàn về vấn đề đạo đức) về cơ bản là để giành chiến thắng. Trước khi mày xây đựng nhà thờ, tạo ra nghệ thuật và triết học thì mày phải sống cái đã. Mày phải chiến thắng được tự nhiên và mấy thằng đực khác, hoặc ít nhất là giữ cho tụi nó không động được tới mày. Chiến thắng đòi hỏi phải có sức mạnh và lòng can đảm và phải đủ thành thạo các kỹ năng cần có để giành chiến thắng.
Sự thông thạo được miêu tả như một đặc tính của sự nam tính:
Sự thông thạo là mong muốn và khả năng của một thằng đàn ông trong việc rèn luyện và chứng minh sự thông thạo đối với những kỹ thuật cần thiết để trở nên tiến bộ, vượt qua tự nhiên, đàn bà và cả những thằng đàn ông khác.
Có kỹ năng thượng thừa và thông thạo trong việc sử dụng chúng là chìa khóa để đàn ông có thể cạnh tranh nâng cao địa vị trong nhóm – bằng cách mang cho nhóm nhiều lợi ích hơn, hay có thể chiến đấu và đi săn vượt trên giới hạn cơ thể. Sự thông thạo có thể là về những mặt phụ trợ khác – thằng đàn ông vừa có thể xây dựng, săn bắn và chiến đấu, vừa có khiếu hài hước, biết làm bẫy hay rèn kiếm – sẽ có giá trị cao hơn trong nhóm và cũng thường có địa vị cao hơn những thằng chỉ đơn thuần là biết xây dựng, săn bắn và chiến đấu. Sự thông thạo cũng có thể là điểm bù trừ rất tốt, nếu một thằng quá yếu ớt hay chết nhát thì nó có thể bù lại uy tín bằng cách cung cấp thứ gì khác có giá trị cao. Một thằng còi cọc có thể tạo ra lửa, làm nỏ săn bắn hay tạo ra âm nhạc thì nó có thể giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ đồng bạn. Homeros là một gã mù nhưng những lời nói của hắn lại có giá trị tới hàng ngàn năm.
Phụ nữ cũng có thể kiếm ăn bằng cách thông thạo một việc gì đó, sự thông thạo không phải dành riêng cho đàn ông – nhưng nó lại liên quan rất nhiều đến việc cạnh tranh địa vị của đàn ông. Nếu sự thiếu thốn là điều dẫn đến các phát minh thì nó cũng là điều cần thiết để cạnh tranh giành địa vị và sự tôn trọng – để có được địa vị trong nhóm – đây là động lực khiến các nhà phát minh bắt đầu sáng chế. Việc nỗ lực để có thể kiểm soát được thứ gì đó chính là một phần của nỗ lực để kiểm soát được tự nhiên.
Sức mạnh, lòng can đảm, danh dự là 3 điều gắn chặt với nhau vì chúng dính líu trực tiếp tới bạo lực. Nhưng bức tranh “đàn ông đánh giá bản lĩnh của nhau với tư cách là đàn ông” sẽ không hoàn hảo nếu thiếu đi sự thông thạo. Sức mạnh, lì lợm và sự cạnh tranh cho địa vị – những thứ này đều có ở con vật. Nhưng sự cố gắng (một cách có chủ đích) để làm chủ thế giới là thứ khiến chúng ta khác biệt so với lũ súc vật kia. Dù mày có là một vị minh quân hay một thằng giang hồ máu lạnh, thì một thằng đàn ông với những kỹ năng, tài năng và công nghệ đặc biệt sẽ có giá trị gấp trăm lần so với một thằng côn đồ cứng rắn nhất. Sự thông thạo chính là thứ giúp bọn cầm quyền thống trị, chứ không phải là bạo lực. Chúng ta không thể phủ nhận sự liên quan giữa sự nam tính và bạo lực, bởi vì bạo lực là cách chúng ta dùng để cạnh tranh giành địa vị và sự quyền lực với những thằng đàn ông khác. Tuy nhiên, thông thạo các kỹ năng và công nghệ sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng trong săn bắn, chiến đấu và sinh tồn cho đàn ông.