CHƯƠNG BA: NHỮNG KHUÔN MẶT BIẾT NÓI

TÀI LIỆU CHUYÊN GIẢI NGU CHO CON GÁI (CLICK)
XEM VID PREMIUM CỰC HAY MIỄN PHÍ
NGƯỜI MỚI NÊN ĐỌC
ỦNG HỘ KEODAU.NET

‘A somonour was ther with us in that place,  

That hadde a fyr-reed cherubynnes face,

For saucefleem he was, with eyen narwe.

As hoot he was and lecherous as a sparwe.’

The Summoner in the Prologue of Canterbury Tales

1.   Chàng Trai Thân Rộng

Hình dạng của khuôn mặt là một đặc điểm hấp dẫn giới tính thứ cấp khác. Đàn ông có lượng testosterone cao sẽ có cổ phát triển vạm vỡ, hàm vuông và lông mày nhíu lại. Vì vậy, những đặc điểm này khá liên quan tới sự hung hăng và ích kỷ. Dấu chỉ khác trên khuôn mặt của testosterone liên quan đến chủng tộc. Người Đông Bắc Á có khuôn mặt tương đối rộng. Điều này làm giảm diện tích bề mặt trên khuôn mặt, do đó giữ được nhiều nhiệt hơn trong môi trường lạnh giá mà họ đã tiến hóa. Nhưng ngoài điều đó ra, khuôn mặt rộng có liên quan đến lượng testosterone cao. Một nghiên cứu về những người chơi khúc côn cầu trên băng cho thấy những ai có khuôn mặt rộng hơn sẽ chơi hung hăng và ích kỷ hơn và có nhiều khả năng không tuân theo luật chơi (Carre & McCormick, 2008).

Do đó, nam giới có lượng testosterone thấp sẽ có khuôn mặt hẹp và nữ tính hơn. Những kiểu khuôn mặt này cho phụ nữ biết rằng những người đàn ông như vậy có nhiều khả năng cam kết và muốn các mối quan hệ lâu dài hơn là ngắn hạn (Little và cộng sự, 2011). Chính vì lý do này mà các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khuôn mặt cực kỳ nam tính thường kém hấp dẫn hơn so với khuôn mặt đạt được sự kết hợp tối ưu giữa nam tính (sự thống trị) và nữ tính (tính hợp tác, biết quan tâm) (Little và cộng sự, 2011). Tất nhiên, có sự khác biệt của từng cá nhân (tùy thuộc vào kiểu đàn ông được tìm kiếm) về vấn đề liệu kiểu khuôn mặt nào là hấp dẫn nhất.

Điều đáng chú ý là một nghiên cứu của Kleisner và cộng sự (2014) đã chụp ảnh khuôn mặt của 80 sinh viên sinh học và đo chỉ số IQ của họ. Sau đó, một nhóm gồm 160 người được yêu cầu đánh giá chỉ số IQ của những khuôn mặt này. Họ phát hiện rằng nhóm 160 người có thể đánh giá chính xác trí thông minh của đàn ông bằng cách xem mặt. Tuy nhiên, họ không thể làm như vậy với phụ nữ. Kleisner và cộng sự giải thích rằng khuôn mặt hẹp hơn với cằm thon hơn và mũi dài hơn được dự đoán là có trí thông minh cao, trong khi khuôn mặt khá trái xoan và rộng hơn với cằm to và mũi nhđưc cho là có trí thông minh thấp. Tuy nhiên, họ phát hiện ra rằng không phải các yếu tố như hình dạng khuôn mặt được sử dụng để đánh giá IQ, vì những dấu hiệu này không tương quan khách quan với trí thông minh. Có khả năng là một loạt dấu hiệu /tín hiệu hoạt động cùng nhau, gây nhiễu cho người đánh giá hoặc thậm chí là đôi mắt (mà chúng ta sẽ thảo luận bên dưới). Có lẽ thí nghiệm nên được lặp lại với những người tham gia được yêu cầu nhắm mắt.

Điều thú vị là nhóm kia chỉ có thể đánh giá IQ từ khuôn mặt nam giới và chịu thua ở trường hợp nữ giới. Các tác giả đề xuất một số cách giải thích khả thi bao gồm “hiệu ứng hào quang” xung quanh những phụ nữ xinh đẹp, nghĩa là họ được đánh giá bởi sức hấp dẫn về thể chất và điều này lấn át các tín hiệu của trí thông minh. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thấy bên dưới, nghiên cứu của Lee và các đồng nghiệp của ông (2017) dường như loại trừ điều này. Một cách giải thích khác là việc có thể đánh giá trí thông minh từ khuôn mặt nam giới quan trọng hơn, bởi vì phụ nữ muốn giã gạo với đàn ông thông minh khi tới kỳ rụng trứng (để có được gen tốt) ; chứ không phải những anh chàng kém thông minh hơn mặc dù họ trung thực hoặc giàu có hơn. Phụ nữ chọn những người như vậy sau khi rụng trứng để được chu cấp (ND : Hypergamy và khái niệm Alpha Fucks, Beta Bucks, được Rollo Tomassi giải thích rất rõ, bấm vào để xem vid). Ngược lại, đàn ông không theo chiến lược ‘hỗn hợp’ như vậy.

Lee và các đồng nghiệp (2017) đã chụp ảnh 1660 cặp song sinh và anh chị em của họ, ở độ tuổi từ 16 đến 18. Đây chỉ là những bức ảnh chụp khuôn mặt với biểu cảm trung tính và họ có dữ liệu về trí thông minh cho các mẫu ảnh. Các bức ảnh sau đó được đánh giá về mức độ thông minh bởi hai nhóm trợ lý nghiên cứu chưa tốt nghiệp. Lee và nhóm của ông đã phát hiện ra rằng chỉ số IQ được hai nhóm kia đánh giá, thực sự có mối tương quan tích cực ở mức yếu với chỉ số IQ thực tế, mức 0.15. Điều này vẫn tồn tại ngay cả khi sự hấp dẫn về thể chất bị kiểm soát, nghĩa là “hiệu ứng hào quang” bị loại bỏ. Vì vậy, mọi người có thể phân biệt chính xác trí thông minh từ khuôn mặt của một người và có thể làm như vậy không chỉ với người lớn (như trong các mẫu trước đó) mà còn với thanh thiếu niên. Không rõ họ làm điều này như nào, nhưng Lee và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện rằng hai nhóm kia đánh giá trí thông minh dựa trên khuôn mặt cao (taller face height), khoảng cách giữa hai con ngươi lớn hơn và mũi to hơn. Ngoài ra, họ khám phá ra những người có khuôn mặt cao hơn và khoảng cách giữa hai đồng tử lớn hơn thực sự thông minh hơn một cách khách quan.

Lee và các đồng nghiệp của ông có một số gợi ý thú vị về mối liên kết này. Họ lập luận nếu thần kinh bị suy giảm, khiếm khuyết (mental impairment) thì có liên quan đến sự bất thường trên khuôn mặt, khiến mọi người nhận ra và đánh giá một cách vô thức. Do đó, mũi nhỏ có liên quan đến hội chứng Down và Hội Chứng Rối Loạn Phổ Rượu Ở Thai Nhi (Foetal Alcohol, thường do mẹ uống quá nhiều rượu) và điều này góp phần khiến chúng ta cho rằng những người mũi nhỏ kém thông minh hơn. Mối tương quan với trí thông minh khách quan có thể liên quan đến điều này. Hội chứng Down và Foetal Alcohol là những rối loạn lớn trong lộ trình phát triển, dẫn đến trí thông minh rất thấp và mũi rất nhỏ. Do đó, ngay cả những gián đoạn nhỏ cũng sẽ dẫn đến trí thông minh giảm đi một chút và mũi nhỏ hơn một chút. Tương tự đối với khoảng cách giữa đồng tử và chiều cao khuôn mặt trong mối liên hệ với trí thông minh khách quan.

Cuối cùng, Lee và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra xem di truyền có liên quan gì không. Thật thú vị, họ phát hiện ra rằng yếu tố di truyền ảnh hưởng mạnh đến trí thông minh đàn ông trong khi môi trường sống lại tác động đến IQ của phụ nữ. Điều này đặc biệt thú vị khi nghiên cứu của Kleisner phát hiện ra rằng trí thông minh của nam giới có thể được đánh giá một cách khách quan qua khuôn mặt nhưng trí thông minh của phụ nữ thì không. Lee và các đồng nghiệp của ông gợi ý rằng phái yếu lựa chọn bạn tình dựa trên trí thông minh ở mức độ lớn hơn so với phái mạnh. Do đó, đấng mày râu sẽ phải chịu nhiều áp lực phát triển các dấu chỉ cho sự thông minh trên khuôn mặt hơn là các bóng hồng, để quảng bá IQ của bản thân.

2.   Hai Mắt Gần Nhau Quá !

Các đặc điểm tính cách liên quan đến testosterone cao – chẳng hạn như sự Tận Tâm tương đối thấp – cũng liên quan đến tội phạm. Francis Galton đã tạo ra những khuôn mặt tội phạm và không phải tội phạm và thấy rằng chúng trông khác biệt rõ rệt. Thí nghiệm này đã được lặp lại, sử dụng các kỹ thuật hiện đại, bởi hai nhà nghiên cứu Trung Quốc. Wu và Zhang (2016) đã sử dụng khuôn mặt của 1856 người thật và họ kiểm soát các yếu tố gây nhiễu như chủng tộc, giới tính, tuổi tác và nét mặt. Gần một nửa mẫu của họ là tội phạm bị kết án. Trong phần tóm tắt, họ viết rằng nghiên cứu của họ đã tạo ra bằng chứng về tính hợp lệ của suy luận tự động dựa trên khuôn mặt về tội phạm, bất chấp những tranh cãi lịch sử xung quanh chủ đề này’ (Wu & Zhang, 2016, abstract). Họ cũng phát hiện các đặc điểm thường xuyên xuất hiện trên gương mặt tội phạm hơn người thường. Đó là: môi cong, khoảng cách giữa hai khóe mắt trong và góc từ chóp mũi đến khóe miệng (Wu & Zhang, 2016, tr.6). Họ phát hiện ra rằng góc ‘từ đầu mũi đến hai khóe miệng trung bình nhỏ hơn 19,6% đối với tội phạm so với người không phạm tội và có phương sai (variance) lớn hơn.’ Ngoài ra, ‘độ cong của môi trên…ở người phạm tội trung bình lớn hơn 23,4% so với người không phạm tội.’ Tuy nhiên, khoảng cách ‘giữa hai góc trong của mắt’ đối với tội phạm hẹp hơn một chút (5,6%) so với người không phạm tội.

Nói một cách đơn giản, thứ nhất, có sự đa dạng về khuôn mặt trong cộng đồng tội phạm hơn là trong cộng đồng không phạm tội. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn, bởi vì tội phạm được cho là sẽ đa dạng hơn về mặt di truyền. Woodley of Menie và cộng sự (2017) đã đề xuất cái gọi là “Mô hình nhận thức xã hội – Social Epistasis Model”. Họ lập luận rằng cho đến Cách Mạng Công nghiệp, chúng ta phải chịu sự chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ. Với tỷ lệ tử vong ở trẻ em khoảng 40%, các gen đột biến ở mọi thế hệ (hầu như luôn gây hại) liên tục bị loại bỏ khỏi quần thể. Áp lực sàng lọc cũng mạnh mẽ đối với một số đặc điểm tâm lý. Có sự sàng lọc về trí thông minh vì điều này tương quan với sự giàu có và bằng chứng cho thấy, ở nước Anh vào thế kỷ 17 cũng như ở nhiều nơi khác ở châu Âu, 50% người giàu hơn có số trẻ sơ sinh sống sót gần gấp đôi so với 50% người nghèo hơn ( xem Dutton & Charlton, 2015, để biết tóm tắt). Do mối quan hệ giữa GFP (General Factor Personality) và tình trạng kinh tế xã hội, nó cũng sẽ được sàng lọc, bằng chứng là khả năng di truyền tương đối cao của nó.

Có lập luận cho rằng, cuối cùng, chúng ta đã đạt đến điểm mà trí thông minh trung bình cao đến mức chúng ta tạo ra những thiên tài, có chỉ số IQ cao vượt trội và xuất sắc đến mức tạo ra những đột phá của Cách mạng Công nghiệp (Dutton & Charlton, 2015). Những đột phá này, đặc biệt là trong y học, đã làm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm mạnh. Woodley of Menie và cộng sự (2017) lập luận rằng điều này dẫn đến sự tích lũy các đột biến qua mỗi thế hệ và những đột biến này sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm trí, vì não bộ chiếm 84% bộ gen. Họ cũng lưu ý rằng sức khỏe thể chất và tinh thần có mối tương quan với nhau; khi những đứa trẻ ở thế kỷ 18 với hệ thống miễn dịch kém qua đời, các gen đột biến liên quan đến tâm thần cũng bị đào thải theo – chọn lọc tự nhiên giúp loại bỏ các đột biến nói chung.

Theo đó, gần 90% dân số nước Anh năm 2018 sẽ không thể tồn tại vào năm 1700; khi dân số tối đa mà hệ sinh thái nông nghiệp có thể chịu tải chỉ khoảng 6 triệu người. Và 90% này sẽ là những dị nhân (mutants) có trí thông minh thấp hơn, GFP thấp hơn và khả năng phạm tội cao hơn. Vì vậy, khi nói bọn tội phạm đa dạng hơn về mặt di truyền là hoàn toàn hợp lý. Sự đa dạng di truyền là sự phản ánh sự sụp đổ của Chọn Lọc Tự Nhiên.

Ở những nghiên cứu khác, họ dường như ngụ ý rằng tội phạm chỉ đơn giản là có khuôn mặt ít đối xứng hơn so với những người không phải tội phạm. Điều này có lý, bởi vì chúng ta được tiến hóa để trở nên đối xứng. Sự đối xứng trên khuôn mặt tương quan với sức khỏe. Vì vậy, chúng tôi cho rằng những người không thể sống sót dưới áp lực sàng lọc tự nhiên (bao gồm nhiều tội phạm thời hiện đại) sẽ có khuôn mặt tương đối bất đối xứng. Không rõ vì sao ‘tội phạm’ lại có môi trên hếch hơn. Có thể hiểu được khoảng cách gần nhau của đôi mắt họ dựa trên những phát hiện của Lee và những người khác (2017) mà ta đã khám phá trước đó, kết hợp với bằng chứng cho thấy tội phạm có liên quan đến trí thông minh thấp. Dù công trình của Wu và Zhang đã bị nhiều lời chỉ trích (RT, ngày 10 tháng 5 năm 2017), nó dường như nhất quán với các nghiên cứu khác được trình bày ở đây.

3.   Hói Đầu

Hói đầu là một dấu chỉ của testosterone cao, mặc dù chỉ xảy ra nội trong các chủng tộc. Batrinos (2014) quan sát, dựa trên một phê bình đánh giá tài liệu, chứng hói đầu ở nam giới, được gọi là chứng rụng tóc nội tiết tố nam, có liên quan tích cực với mức độ testosterone. Về điểm này, các hoạn quan không có dấu hiệu rụng tóc kể cả khi về già. Tuy nhiên, những thái giám được điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone cuối cùng sẽ có dấu hiệu rụng tóc. Trong chứng rụng tóc kiểu hói (Pattern Baldness), rụng tóc là kết quả của sự gia tăng tỷ lệ giữa sợi tóc telogen và anagen và sự thu nhỏ của nang tóc. Giai đoạn anagen dần dần trở nên ngắn hơn và giai đoạn telogen dài hơn. Vì giai đoạn anagen quyết định độ dài của tóc, nên mỗi sợi tóc dần trở nên ngắn hơn so với sợi mọc trước đó. Cuối cùng, tóc trở nên ngắn đến mức không chạm nổi bề mặt da đầu. Ngoài ra, vì tóc telogen không bám chặt vào nang tốt như tóc anagen, nên sự gia tăng số lượng tóc telogen dẫn đến rụng tóc ngày càng nhiều ở những người mắc chứng PB. Với mỗi lần hoàn thành chu kỳ tóc, nang tóc sẽ dần dần nhỏ lại và do đó, tóc mới do chúng tạo ra cũng nhỏ hơn. Da đầu chỉ còn lại những sợi lông tơ, rất mịn và thiếu sắc tố. Đàn ông có lượng testosterone cao có nhiều khả năng bị rụng tóc hơn và điều này được các bác sĩ biết đến rộng rãi (tôi dựa trên những cuộc thảo luận của riêng tôi với các bác sĩ) rằng những người đàn ông ở độ tuổi 60 đến gặp họ phàn nàn về chứng bất lực có xu hướng mọc đầy tóc hoặc chỉ mất rất ít tóc. Một lần nữa, dấu chỉ này chỉ đúng nội trong các chủng tộc. Nếu bạn so sánh các chủng tộc khác nhau, thì chứng hói đầu phổ biến nhất ở đàn ông da trắng, sau đó là dân châu Á và cuối cùng là người da đen (Kolipakam & Kalish, 2007).

4.   Đầu To

Trí thông minh gắn liền với một bộ não lớn, so với kích thước cơ thể, và nó cũng khá liên quan đến dung tích hộp sọ (Vernon, 2000). Nói cách khác, những người thông minh có đầu to so với kích thước cơ thể của họ. Những người mắc nhiều thứ làm giảm trí thông minh, chẳng hạn như Hội Chứng Rối Loạn Phổ Rượu Thai Nhi hoặc vi rút Zika, có đầu rất nhỏ. Francis Galton là người đầu tiên định lượng mối quan hệ giữa kích thước não và trí thông minh ở người. Theo Rushton và Davison Ankney (2009), ‘Ông ấy nhân chiều dài với chiều rộng và chiều cao của đầu và vẽ biểu đồ kết quả theo phân loại bằng cấp của hơn 1000 nam sinh viên chưa tốt nghiệp tại Đại học Cambridge. Ông thấy rằng những người ai đạt được bằng danh dự cao có kích thước não lớn hơn 2%–5% so với những người không đạt được.’ Họ có cái đầu to bởi vì bộ não họ lớn. Bộ não lớn, tức là cơ quan chịu trách nhiệm cho suy nghĩ lớn, có nghĩa là trí thông minh cao hơn.

5.   Đôi Mắt Vô Hồn

Người ta thường nói rằng, “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” và đôi khi người ta nói về trí tuệ kém rằng “Chẳng có gì đằng sau đôi mắt”. Con người dường như trực cảm được trí thông minh từ đôi mắt. Những người không thông minh lắm dường như có biểu cảm buồn tẻ, trống rỗng và có thể thấy được qua đôi mắt họ

Thực tế, có bằng chứng cho thấy kích thước đồng tử có mối tương quan yếu với trí thông minh (Tsukahara và cộng sự, 2016) và điều này rất có lý. Đồng tử là giao diện mà qua đó não có được thông tin. Giao diện càng lớn thì càng thu được nhiều thông tin; như đồng nghiệp của tôi, Michael Woodley of Menie đã nói, “đồng tử càng ln thì càng có nhiu băng thông”. Càng nhiều băng thông, càng có thể giải quyết vấn đề nhanh hơn và tinh vi hơn. Và giải quyết vấn đề nhanh chóng là bản chất của trí thông minh. Vì vậy, chúng tôi mong đợi những người thông minh hơn sẽ có đồng tử lớn hơn. Tuy nhiên, đồng nghiệp của tôi, Bruce Charlton, bác sĩ tâm thần tại Đại học Newcastle, không bị thuyết phục. “tôi xem xét những thứ làm giảm kích thưc đng tử và gim trí thông minh/ hiu xut làm bài kim tra IQ, như th chúng là nguyên nhân nhiu hơn chiu ngưc li“. Nói cách khác, có lẽ có thứ gì đó vừa làm giảm kích thước đồng tử vừa làm giảm trí thông minh; cái này không phải là sản phẩm của cái kia.

Cũng có thể phản ứng của chúng ta đối với mắt liên quan đến lưu lượng máu và khả năng tập trung. Chắc chắn, ánh nhìn trống rỗng là một trong những triệu chứng của chấn động, tức là chấn thương não. Lưu lượng máu não giảm là một yếu tố quan trọng dẫn đến chấn động (Sprague-McRae và cộng sự, 2014, trang 71). Việc sở hữu “đôi mắt thủy tinh – glassy eyes – cái nhìn đờ đẫn” có liên quan đến một số điều kiện. Nồng độ cồn trong máu cao dẫn đến mắt trông như thủy tinh (Thorburn, 2004, trang 115), có nghĩa là khi kết hợp với các triệu chứng khác, chúng có thể ám chỉ vấn đề về rượu và các yếu tố tính cách trong Big Five có thể dự đoán điều đó, đặc biệt là mức độ Tận Tâm thấp, Ngẫu Hứng Bốc Đồng cao (xem Nettle, 2007). Cái nhìn trống rỗng có liên quan đến Rối Loạn Tăng Động Giảm Chú Ý (ADHD), các triệu chứng khác bao gồm thiếu tập trung, hiếu động thái quá và bốc đồng (Engel, 2005, trang 19). Một trong những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt là ‘cái nhìn trống rỗng’ (Varcarolis, 2014, p.314), những triệu chứng khác là hoang tưởng, ảo giác, suy nghĩ rối loạn, dễ cáu kỉnh và lo lắng. Bruce Charlton nói với tôi rằng những người mắc bệnh Parkinson và những ai sử dụng một số loại thuốc chống loạn thần có đôi mắt mờ. Điều này là do mức độ thấp của dopamine trong hệ thống mesolimbic. Đôi mắt sống động là một biểu hiện của dopamine cao.

(ND : Xem vid nói về cách chữa ADHD )

‘Cái nhìn trống rỗng’ hoặc ‘đôi mắt đờ đẫn’ cũng liên quan đến ‘sự thoát ly’, là phản ứng đối với cảm giác căng thẳng tột độ (Darnall, 2013, trang 83) và chấn thương tâm lý (Gomez, 2012, trang 133). Thoát ly là một quá trình mọi người tách mình ra khỏi môi trường xung quanh. Điều này có thể mang lại tác động tích cực, giúp giảm căng thẳng. Ở điểm cuối không bệnh lý của phổ thoát ly (non-pathological end of the dissociation spectrum) là mơ mộng ban ngày (day dreaming) và các trạng thái ý thức bị thay đổi, chẳng hạn như trải nghiệm tôn giáo (religous experience). Trong những trường hợp đặc biệt, sự thoát ly có thể biểu hiện ở chứng rối loạn đa nhân cách. Một ký ức đau buồn có thể bị đè nén (thông qua chứng mất trí nhớ thoát ly) và nếu ký ức vô thức này được ‘kích hoạt’ bằng cách nào đó, chẳng hạn những cảm xúc liên quan đến nó, thì khổ chủ có thể đột nhiên mang một chiếc mặt nạ nhân cách hoàn toàn khác (xem Gomez, 2012). Họ có thể đổi vai từ bác sĩ Jekyll sang ông Hyde và sự thoát ly được thể hiện trong đôi mắt đột nhiên đờ đẫn.

Một số nhà nghiên cứu tiến hành điều tra thực địa với các nhóm theo trào lưu chính thống hay là ‘giáo phái’, đã quan sát thấy sự ‘lườm nguýt’. Nếu họ vô tình làm cho người cung cấp thông tin cảm thấy bị đe dọa, đặc biệt là về niềm tin tôn giáo của họ, thì người cung cấp thông tin có thể phản ứng bằng một ánh nhìn đờ đẫn. Hành động lườm nguýt gây ra cảm giác cực kỳ không thoải mái và có thể được coi là một cơ chế duy trì ranh giới, có xu hướng khiến kẻ lấn làn phải rút lui. Cá nhân tôi đã trải nghiệm điều đó ba lần, hai lần trong quá trình điều tra thực địa với các nhóm Cơ Đốc Giáo chính thống, nhưng nó dường như ngừng xảy ra khi tôi có nhiều có kinh nghiệm hơn, ít có xu hướng ‘vượt qua ranh giới’ hơn.

Lần đầu tiên nó xảy ra là vào tháng 10 năm 1999, trong tuần lễ Fresher tại Đại học Durham. Tôi đã tham dự Bữa tiệc Sô cô la Liên Hiệp Cơ đốc giáo giữa các trường đại học ở Durham, được mời bởi những Cơ đốc nhân theo đạo Tin lành, những người chiếm một phần ba khu nhà ở của tôi (Dutton, 2007). Một sinh viên năm thứ ba đã đưa ra ‘lời chứng’ của mình, giải thích rằng cô ấy đã gặp Chúa Giê-su dưới vòi hoa sen ở ký túc xá của tôi, hai năm trước đó. Cô ấy kết thúc bằng cách khẳng định rằng, “Tôi biết mình đã được sắp xếp chỗ trên Thiên Đàng”. Sau đó, tôi khá non nớt, cho cô ta xem bằng tốt nghiệp Triết Học Tôn Giáo mới được cấp và được trả lời bằng một “cái nhìn chằm chằm đờ đẫn, vô hồn”. Bruce Charlton đã tóm tắt về đôi mắt đờ đẫn đẫn trong một cuộc phỏng vấn cho cuốn sách này:

“Một nguyên nhân là mê sảng – rối loạn chức năng não. Tôi nghĩ khi y, sự chú ý đang được chuyển hướng sang nhng th đang din ra bên trong – chẳng hạn như tầm nhìn tưởng tượng hoặc giấc mơ khi thức. Vì vậy, người đó không còn quan tâm đầy đủ đến môi trường bên ngoài nữa – và sự thiếu chú ý đó trông ‘trống rỗng’, không tập trung và lang thang ‘ngẫu nhiên’. Hoặc người đó có thể bị phân tâm bởi những th đưc to ra trong đu, chẳng hạn như ảo giác – và kinh hoàng nhìn chằm chằm vào thứ gì đó vô hình, hoặc nắm lấy ‘ ht bụi’ mà họ nhìn thấy rơi xuống từ bầu trời hoặc trần nhà. Ở những dạng mê sảng ít nghiêm trọng hơn, người ta có biểu hiện đặc trưng là ‘bối rối’ và dù mt có những dấu hiệu nhẹ hơn nhưng vẫn có thể nhận thấy của sự không tập trung và mất tập trung

Có hai vấn đề khác liên quan đến mắt. Đầu tiên là cận thị, có tương quan ở mức yếu với trí thông minh (Verma & Verma, 2015). Nghĩa là những người cận thị (hầu hết những người trẻ tuổi đeo kính) có khả năng thông minh hơn những người không đeo. Thứ hai là bất kỳ loại khiếm khuyết nào trong mắt, chẳng hạn như chứng mắt lười, có liên quan đến tổn thương não (Lewis & Bear, 2008). Tổn thương não có thể khiến trí thông minh và tính cách không phát triển được đến mức tối ưu.

Khía cạnh quan trọng cuối cùng của đôi mắt là chiều rộng. Một lần nữa, yếu tố chủng tộc lại liên quan ở đây. Mắt của người Đông Bắc Á có xu hẹp, có lẽ để thích nghi với ánh nắng chói chang trên tuyết trong thời tiền sử. Mắt người da đen thường khá to so với người Đông Bắc Á. Nhưng nội trong các chủng tộc, đôi mắt híp phản ánh nồng độ Testosterone cao (Joiner & Kogel, Ch. 211). Vừa chào đời là lúc con người mang lượng Testosterone thấp nhất và tất nhiên, trẻ sơ sinh sẽ mở to mắt ngạc nhiên. Đàn ông có xu hướng bị hấp dẫn bởi những đặc điểm giống em bé ở phụ nữ, chẳng hạn như đôi mắt to. Điều này là do chúng ám chỉ lượng testosterone thấp, trẻ trung và do đó khả năng sinh sản tốt (Buss, 1989).


ND : Những đứa Tes thấp khi chụp selfie thường mở to đôi mắt để khiến bản thân trông baby hơn, ít dữ tợn và đe dọa hơn, từ đó ít bị kiếm chuyện hơn. Ngoài ra, đôi mắt mở to kèm với việc cố tình há hốc mồm sẽ dễ thu hút người xem, giống hệt như phái nữ tìm kiếm sự chú ý.
Xem thêm các vids về Simp lỏ và Soyboy tại đây (click)

6.   Chú Ý Vào Đầu

Một mái tóc dày và đẹp sẽ phản ánh tải lượng đột biến thấp. Đàn ông thường bị thu hút bởi mái tóc dài, một trong những dấu chỉ sức khỏe tốt và khả năng sinh sản. Cơ thể phụ nữ ở độ tuổi sinh sản tốt nhất có khả nuôi dưỡng mái tóc dài, bóng và dày (xem Goodwyn, 2012). Phụ nữ tóc dài được đánh giá là hấp dẫn hơn, đặc biệt nếu họ có mái tóc dài ở rìa khuôn mặt, vì điều này cho thấy khả năng sinh sản cao nhất (Bereczkei & Mesko, 2007). Do đó, phụ nữ lớn tuổi có xu hướng che đậy chất lượng tóc đang giảm sút bằng cách cắt ngắn. Mái tóc khỏe đẹp cũng có thể liên quan đến tải lượng đột biến thấp nói chung, bao gồm cả trong não. Điều tương tự cũng đúng với đàn ông.

Tuy nhiên, phần thu hút của nam giới nằm nhiều ở bộ râu. Có một số giả thuyết liên quan đến sự tiến hóa của râu và râu có khả năng được chọn lọc theo giới tính vì nó không hữu ích về mặt chọn lọc tự nhiên. Những điều này đã được tóm tắt trong Robb (ngày 5 tháng 2 năm 2014). Khả năng đầu tiên, râu là tín hiệu trung thực về sức khỏe di truyền, giống như khiếm khuyết có chủ ý ở đuôi con công vậy. Bộ râu gây ra bất lợi trong các cuộc chiến và do đó, những kẻ hipster với bộ râu khủng đang thể hiện phẩm chất di truyền của họ (Zahavi & Zahavi, 1997). Liên quan đến điều này, râu là thứ quảng bá cho sức khỏe và địa vị của nam giới. Râu rậm rạp là nơi sinh sản của ký sinh trùng, và việc mang theo ký sinh trùng chứng minh rằng bạn có khả năng chống lại chúng (Hamilton & Zuk, 1982). Do đó, râu có thể được coi là một phần của chiến lược r. Phù hợp với điều này, râu khiến đàn ông trông hung dữ hơn, có địa vị cao hơn và già hơn (Dixson & Vasey, 2012), trong bối cảnh phụ nữ có xu hướng bị thu hút bởi những người đàn ông lớn tuổi hơn một chút vì tuổi tác có xu hướng liên quan đến địa vị ở nam giới (Buss, 1989). Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thấy mức độ mọc râu vừa phải sẽ hấp dẫn về thể chất hơn là không có râu (ví dụ: Reed & Blunk, 1990). Điều này dường như ngụ ý bộ râu là một thành phần của chiến lược r. Nó đang quảng bá chất lượng di truyền và tính hiếu chiến của chủ nhân.

Độ dài của tóc cũng nói lên nhiều thứ. Ví dụ, trong trường hợp đàn ông dường như bị thu hút bởi tóc dài, thì mái tóc ngắn của một cô gái trẻ và hấp dẫn có thể mang chức năng tương tự như đuôi công: “Hãy nhìn tôi này! Tôi hấp dẫn ngay cả khi tóc b khiếm khuyết và ngn đi“. Tuy nhiên, một mẫu nam tham gia thí nghiệm, đánh giá phụ nữ để tóc dài là ‘khỏe mạnh’ và ‘quyết tâm’, có lẽ vì họ có thể nuôi tóc dài, điều mà đàn ông thấy hấp dẫn. Tuy nhiên, phụ nữ tóc ngắn được đánh giá là ‘trung thực’, ‘quan tâm’ và ‘nữ tính’ (Bereczkei & Mesko, 2007). Điều này có khả năng ngụ ý rằng tóc dài là chiến lược r ở phụ nữ, bởi vì nó thể hiện sức khỏe di truyền một cách công khai. Tóc ngắn đang cố tình khiêm tốn trong việc thể hiện sức khỏe và do đó, khiêm tốn khi thể hiện những đặc điểm tính cách hấp dẫn. Tuy nhiên, trường hợp này không đúng với nam giới, ít nhất là ở phương Tây. Trong bối cảnh này, tóc ngắn liên quan ở mức yếu đến một tính cách nam tính hơn (Aube và cộng sự, 1995). Điều này dường như có ý nghĩa trực quan. Một người đàn ông với mái tóc dài đang cố tình không quảng bá sự nam tính của mình. Thật vậy, anh ta có thể đang quảng bá một cách tượng trưng những phẩm chất nữ tính hơn như sự quan tâm và đáng tin cậy; nói cách khác, một chiến lược K.

7.   Chất Lượng Da

Phần chính của cơ thể mà từ đó chúng ta đánh giá chất lượng di truyền là khuôn mặt. Phụ nữ trang điểm để nhìn trẻ hơn, cân đối hơn và che đi bất kỳ tình trạng, đặc điểm bất lợi nào trên da. Làn da là sự phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp của tải lượng đột biến. Gián tiếp nghĩa là một người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương sẽ có làn da kém khỏe mạnh và da của họ có những vết như thủy đậu, xảy ra từ thời thơ ấu. Hơn nữa, những người có GFP thấp hoặc IQ thấp, thường xuyên uống rượu và ăn uống không lành mạnh sẽ sở hữu làn da sớm bị lão hóa (xem Parentini, 1995). Những đứa trẻ kiểm soát sự Bốc Đồng kém và tính Dễ Chịu thấp rõ ràng có nhiều khả năng không vâng lời cha mẹ và tự lột vảy thủy đậu. Điều này đôi khi gây ra vết sẹo vĩnh viễn, tố cáo điều gì đó về tâm lý của chủ nhân, ngay cả khi họ đã trưởng thành. Một nghiên cứu trên gen được chia sẻ bởi những cá nhân không liên quan, đã xác nhận rằng trí thông minh ở tuổi 11 và tuổi già có mức tương quan khá cao, ở mức 0.62 điểm (Deary và cộng sự, 2012).

(ND : ta có th phn nào đó điu tra tính cách ca mt ngưi trưng thành bng cách hi ngưi đó đã ng x ra sao lúc 11 tui)

Các loại bệnh truyền nhiễm mãn tính được cho là phổ biến trong thời săn bắn hái lượm (giang mai, ghẻ cóc – yaws) thường tạo ra các dấu hiệu trên da và có thể truyền sang con cái. Vì vậy, các dấu hiệu của bệnh da liễu có xu hướng làm khổ chủ trông kém hấp dẫn có thể vì lý do tiến hóa và dẫn đến sự ghê tởm, mặc dù các bệnh ngoài da hiện đại phổ biến nhất như chàm và vẩy nến không hề lây nhiễm.

8.   Vết Thương Ở Đầu

Ngay cả những chấn thương nhỏ nhất ở đầu cũng có thể gây tổn thương não. Nếu đủ nghiêm trọng, nó sẽ để để lại sẹo hoặc vết lõm ở hộp sọ và tổn thương não về cơ bản là điều chắc chắn. Theo đó, nếu ai đó có vết sẹo ở bất cứ đâu trên hộp sọ, chúng ta có thể đưa ra những suy luận hợp lý về cách họ phản ứng ra sao, đặc biệt khi bị căng thẳng hoặc mệt mỏi. Nếu tổn thương ở thùy trán – một vết sẹo ở bất cứ đâu trên trán – thì nó có khả năng ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề, sự tập trung và tính cách (Granacher, 2007 để thảo luận chi tiết về chấn thương não). Đặc biệt, người đó sẽ cáu kỉnh và hung hăng hơn. Nếu ở bất cứ nơi nào khác trên đầu, rất có thể nó sẽ bị tóc che phủ. Tuy nhiên, thói quen cạo hết tóc của những người đàn ông bị hói sớm lại khá hữu ích trong vấn đề này. Tôi biết một người đàn ông như vậy ở Phần Lan, người nói theo một cách rất khác thường. Ông ta nói rất to so với mức trung bình người Phần Lan, và với một nhịp điệu rất đặc biệt; gần như ngắt quãng. Một ngày nọ, tôi quan sát thấy ông ta có một vết sẹo rất sâu ở một bên đầu, phía trên tai, tương ứng với Thùy đỉnh, phần não kiểm soát ngôn ngữ.

9.   Khuôn Mặt Đối Xứng

Trong tất cả các nền văn hóa, có sự thống nhất rõ ràng về các kiểu khuôn mặt được coi là hấp dẫn nhất. Chúng là những khuôn mặt đối xứng. Như đã thảo luận trước đó, tính đối xứng báo hiệu sức khỏe di truyền tốt và tải lượng đột biến thấp. Đó cũng là những gương mặt tương đối trung bình, giống với đa số mọi người. Có nghĩa là nếu mặt của ai đó quá khác so với nét chung của quần thể thì họ mang khác biệt về di truyền, tải lượng đột biến cao. (xem Little và cộng sự, 2011).

Người ta thường nói “vẻ đẹp nằm trong mắt của kẻ si tình”. Theo Thuyết Tương Đồng Di truyền (Genetic Similarity Theory), chúng ta có xu hướng bị thu hút bởi những bức ảnh của người khác giới khi chúng được chỉnh sửa để trông giống chúng ta. Các cặp vợ chồng giống nhau hơn hai người ngẫu nhiên từ cùng một nền văn hóa về nhiều đặc điểm thể chất và đặc biệt về các đặc điểm di truyền. Chúng ta thấy những người giống mình về mặt di truyền hấp dẫn bởi vì bằng cách giao phối với ai đó tương đối giống mình (chứ không quá giống) về mặt di truyền, ta sẽ truyền nhiều gen hơn (xem Rushton 2005). (ND : “tướng phu thê”) Nghiên cứu từ Iceland chỉ ra rằng ‘điểm ngọt ngào’ cho một cuộc hôn nhân lâu dài, màu mỡ và yêu thương là anh em họ đời thứ ba, hoặc một người lạ nhưng giống anh em họ đời thứ ba do sự ngẫu nhiên trong di truyền (research from Iceland indicates that the ‘sweet spot’ for a long lasting, fertile and loving marriage is third cousin, or a non-relative with the same relatedness as a third cousin by genetic chance). Đối với người thuộc đời gần hơn hoặc xa hơn, hiệu quả sẽ kém hơn (Helgasson và cộng sự, 2008).

Điều này giải thích khía cạnh chủ quan của cái đẹp, lý do tại sao mọi người sẽ thực sự khác biệt với người mà họ thấy hấp dẫn. Đối với một người đàn ông, một người phụ nữ trông “nhạt toẹt” trong khi đối với người khác, cô ấy “ổn”. Nhưng mọi người có xu hướng không khác nhau ở các thái cực; liên quan đến người được coi là rất hấp dẫn hoặc rất không hấp dẫn. Điều này là do yếu tố khách quan trong sự hấp dẫn đã được thiết lập tốt. Như đã thảo luận, đó là sự đối xứng và đặc biệt là trên khuôn mặt. Điều này không chỉ báo hiệu tải lượng đột biến thấp mà còn liên quan đến khả năng sinh sản (Little và cộng sự, 2011). Và có một mối tương quan yếu nhưng có ý nghĩa giữa tính đối xứng trên khuôn mặt và trí thông minh (Kanazawa, 2011). Trung bình, những người có ngoại hình đẹp hơn thông minh hơn. Điều này có thể là do tải lượng đột biến thấp trên mặt = đột biến thấp trong não. Ngoài ra, tương tự như trí thông minh và chiều cao, hai đặc điểm này có thể đã được nhóm thành một “combo”.

Sự đối xứng trên khuôn mặt cũng mang đến cái nhìn sâu sắc về tính cách. Những người ưa nhìn thường hướng ngoại cao hơn (Nettle, 2007). Có ý kiến cho rằng điều này là do họ đã được đối xử tốt trong suốt cuộc đời, vì vậy, rất đáng để chấp nhận rủi ro, đây là một phần quan trọng của sự hướng ngoại (Nettle, 2007). Người ta phát hiện ra rằng GFP – thước đo sự hiệu quả xã hội, kết hợp các khía cạnh tích cực về mặt xã hội của từng đặc điểm tính cách trong Big Five – có mối liên hệ tích cực với sức hấp dẫn ngoại hình (Dunkel và cộng sự, 2016). Nói cách khác, những người ưa nhìn thì Tận Tâm hơn, Dễ Chịu hơn, Cảm Xúc Ổn Định hơn, Hướng Ngoại hơn và Sáng Tạo hơn những người kém hấp dẫn. Lời giải thích đơn giản nhất là trong các điều kiện lựa chọn khắc nghiệt, trí thông minh, GFP cao và sức khỏe di truyền (thể hiện ở sự đối xứng trên khuôn mặt) mang lại lợi thế lựa chọn (Dunkel và cộng sự, 2017). Và, như vậy, chúng đã trở nên liên kết di truyền với nhau.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi khuôn mặt – tín hiệu trung thực rõ ràng nhất về phẩm chất di truyền – truyền tải thông tin về trí thông minh và tính cách. Nhiều rối loạn di truyền hoặc rối loạn biểu sinh (genetic or epigenetic disorders), chẳng hạn như hội chứng Down, Hội chứng Prada-Willi và hội chứng Foetal Alcohol– biểu hiện một phần thông qua những bất thường trên khuôn mặt ở các mức độ tinh vi khác nhau. Tại sao các vấn đề tinh thần tế nhị hơn lại không như vậy?

10. Tính Dục


Ý tưởng về ‘Gaydar’ đã trở nên phổ biến trong những thập kỷ gần đây. Nó đề cập đến khả năng phân biệt chính xác ai đó có phải là đồng tính luyến ái hay không qua tướng mạo. Thông thường, tính dục (cong hay thẳng) được dự đoán từ các dấu hiệu xã hội học, chẳng hạn như cách mọi người ăn mặc. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy nó có thể được suy ra với một mức độ chính xác từ vẻ bề ngoài. Kosinski và Wang (2017) đã trích xuất các đặc điểm từ 35326 hình ảnh khuôn mặt của các xu hướng tính dục khác nhau. Họ phát hiện ra rằng một phần mềm do họ thiết kế có thể phân biệt giữa đàn ông đồng tính và dị tính với độ chính xác 81%, còn ở phụ nữ là 74%. Khi cho người thật đánh giá thì độ chính xác là 61% với khuôn mặt nam và 54% với nữ. Họ lập luận rằng có thể là do những người đồng tính luyến ái có hình thái khuôn mặt không điển hình theo chuẩn giới tính. Nói cách khác, đàn ông đồng tính luyến ái nữ tính hơn bình thường trong khi phụ nữ đồng tính luyến ái trông nam tính hơn.



ND : Xem thêm số liệu và sự thật về LGBT (Link Dự Phòng 1, Dự Phòng 2)

Khác biệt giới tính trong sự chính xác của các đánh giá là rất thú vị. Nó phù hợp với bằng chứng rằng khuynh hướng tính dục ở nam giới mang tính di truyền cao hơn nhiều so với nữ giới. Nghiên cứu hiện có về đồng tính luyến ái chỉ ra rằng mức tương quan về mặt di truyền là 0,39 gen ở nam giới trưởng thành và 0,19 ở phụ nữ trưởng thành (Långström và cộng sự, 2010). Tất nhiên, điều này ngụ ý rằng khuynh hướng tính dục của nữ giới chịu ảnh hưởng của môi trường nhiều hơn nam giới. Và điều này sẽ giải thích tại sao nó ít được phản ánh trong sự khác biệt về hình thái khuôn mặt.

Khi đã xác định được sự đồng tính luyến ái, bạn có thể đưa ra những suy luận hợp lý về một người. Đồng tính luyến ái nam có liên quan đến sự bất ổn về tinh thần (Blanchard, 2008), tính cách nữ tính hơn, lượng testosterone thấp (Lippa, 2005) và trí thông minh của nữ giới hơn (more feminine intelligence profile) (Rahman và cộng sự, 2017). Người đồng tính luyến ái nữ có tính cách nam tính hơn (Lippa, 2005) và trí thông minh của nam giới hơn (Rahman và cộng sự, 2017). Họ, giống như phía đồng tính nam, tương đối không ổn định về tinh thần (Semlyen và cộng sự, 2016). Có thể đồng tính luyến ái là một dấu chỉ của sự bất ổn định trong quá trình phát triển và do đó là đột biến gen, bằng chứng là nó có liên quan đến nhiều chứng rối loạn thần kinh (Blanchard, 2008). Khả năng của một sinh vật tạo ra “vùng đệm” cho sự phát triển của nó để chống lại những xáo trộn về môi trường hoặc di truyền gặp phải trong quá trình phát triển, để có thể tạo ra một kiểu hình định trước (predefined phenotype)được gọi là “s n đnh v mt phát trin – developmental stability”. Các gen đột biến và môi trường kém sẽ khiến sự phát triển lệch khỏi mức tối ưu, dẫn đến sự phát triển không ổn định và các bệnh lý tiềm tàng (Nijhout & Davidowitz, 2003). Do đó, sự ổn định về mặt phát triển có khả năng liên quan rất chặt chẽ đến chất lượng di truyền cơ bản và theo sau là evolutionary fitness (ND : tiến hóa mượt mà, không gặp trở ngại). Do đó, tải lượng đột biến cao gây ra bất ổn về tinh thần và liên đới đến khuynh hướng tính dục bất thường. Thật vậy, sự bất ổn về tinh thần thậm chí còn rõ ràng hơn ở những người chuyển đổi giới tính (Blanchard, 2008), những người dễ phân biệt được bằng mắt thường. Đồng tính luyến ái khiến khổ chủ không truyền được nguồn gen và thật có lý khi kết luận nó liên quan đến đột biến.

Tuy nhiên, tải lượng đột biến chỉ liên quan ở mức yếu đến giảm trí thông minh (Woodley of Menie & Fernandes, 2016). Người ta phát hiện ra những người đồng tính luyến ái có chỉ số IQ trung bình cao hơn một chút so với những người dị tính (Kanazawa, 2012). Một lời giải thích khả dĩ: một khía cạnh của việc giải quyết vấn đề, quyết định bởi trí thông minh, là tính Cởi Mở với những thứ không chắc chắn và do đó, khả năng vượt lên trên những phản ứng bản năng. Bạn càng cởi mở với những lối suy nghĩ bề ngoài kỳ lạ hoặc khác thường thì bạn càng giải quyết vấn đề tốt hơn, đó là lý do tại sao trí thông minh có mối tương quan tích cực với đặc điểm tính cách Cởi Mở. Ngoài ra, bạn càng kiềm chế bản năng tốt bao nhiêu thì càng có thể bình tĩnh suy luận thấu đáo vấn đề bấy nhiêu. Vì vậy, bạn càng thông minh thì bạn càng bị thu hút bởi sự không phù hợp về mặt tiến hóa – với những thứ mà chúng ta sẽ không bị thu hút theo bản năng. Điều này sẽ giải thích tại sao Kanazawa (2012) phát hiện ra rằng trí thông minh có mối tương quan với nhiều hành vi và ý tưởng được chọn lọc để chống lại các điều kiện của Chọn Lọc TNhiên: chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy chủng tộc (ethnocentrism)và đặc tính sống về đêm. Do đó, có thể đồng tính luyến ái là một ví dụ khác về điều này (Dutton & Van der Linden, 2017). Hơn nữa, có thể lập luận rằng, trong các xã hội hiện đại, trí thông minh thực sự không có tính thích nghi; do đó, mối liên hệ tiêu cực ở mức yếu của nó với khả năng sinh sản (xem Dutton & Charlton, 2015). Do đó, điều hợp lý là trí thông minh sẽ được liên kết với các khuynh hướng không có tính thích nghi khác, chẳng hạn như đồng tính luyến ái.

(ND: Ethnocentrism là chủ nghĩa duy chủng tộc/chủ nghĩa duy dân tộc. Đây là khuynh hướng vị chủng, đánh giá văn hóa khác dựa trên tiêu chuẩn văn hóa của mình. Những dân tộc giữ vững được văn hóa và tôn giáo, thường sẽ mạnh hơn tụi “mất gốc” khác)

11. Tóc Màu Gừng

Mô tả của Chaucer về Miller chứa đựng các định kiến thông thường về những ai có mái tóc màu gừng (ginger-hair, tóc màu nâu đỏ). Miller là người hung hăng và thất thường, vì vậy không có gì bất ngờ đối với bất kỳ khách hành hương nào khi anh ta có mái tóc màu gừng, và đây là điều mà những người có mái tóc màu gừng được nhận định. Pincott (16 tháng 4 năm 2011) đã tóm tắt nghiên cứu về những người có mái tóc màu gừng trong một bài đăng rất hữu ích trên tạp chí Psychology Today. Những người có mái tóc màu gừng nhạy cảm hơn với cơn đau, nghĩa là họ cần lượng thuốc tê nhiều hơn 20% so với những người khác (Liem và cộng sự, 2004). Họ cũng nhạy cảm hơn với lạnh (Liem và cộng sự, 2005). Điều này là do một loại gen gây ra tóc đỏ (MCIR.3)cũng liên quan đến nhận thức cơn đau (Pincott, 16 tháng 4 năm 2011). Chúng tôi cho rằng những người đang bị đau thường có tính khí thất thường hơn và nghiên
cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm và giải thích cho các định kiến về những người có mái tóc màu gừng